Hồ nhân tạo tuyệt đẹp được điểm xuyến bằng nhiều hòn đảo nhỏ cùng với cỏ xanh tươi tốt , các bạn có thể đến đây để thư giãn và tận hưởng thời gian yên bình, tránh xa những căng thẳng của cuộc sống trong vẻ đẹp và sự tĩnh lặng của Hồ chứa Nước Trong.
Đèo Ô Quý Hồ, đèo Ô Quy Hồ hay đèo Hoàng Liên Sơn là một ngọn đèo nằm trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, Việt Nam.
Đèo cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, với đỉnh đèo cũng ở gần ranh giới giữa hai tỉnh. Tên chính thức của đèo ở đường phân thủy là "đèo Trạm Tôn"[4][5]. Đèo còn có tên địa phương còn là Cổng Trời [Ghi chú 1]. Tuy nhiên du khách đến Tây Bắc Việt Nam thường biết đến đèo với tên đèo Ô Quý Hồ.
Với độ dài hơn 50 km, độ cao gần 2.000 m so với mực nước biển, đây là một trong những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.
Thác Vực Hòm Phú Yên nằm đầu nguồn một con suối lớn ở thôn Vĩnh Xuân, xã An Lĩnh (huyện Tuy An). Thác Vực Hòm là một thác nước hoang sơ tuyệt đẹp, nép mình bên những cột đá bazan hình dáng như Gành Đá Đĩa úp ngược xuống dưới. Đây chính là một điểm tham quan hút hồn du khách ngay từ lần đầu tiên và được nhiều bạn trẻ săn lùng khám phá.
Rừng Rú Chá toạ lạc tại làng Thuận Hoà, xã Hương Phong, cách trung tâm thành phố Huế (Thừa Thiên – Huế) khoảng 15 km về phía Đông. Khu rừng ngập mặn sở hữu diện tích khoảng 5,8 ha. Đây là một trong những hệ sinh thái rừng ngập mặn còn tồn tại trên đầm phá Tam Giang – Cầu Hai (đầm nước lợ lớn nhất khu vực Đông Nam Á).
Cánh đồng Tà Pạ nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer.
Đứng trên đỉnh núi Pác Thốc, nhìn toàn cảnh đèo Khau Cốc Chà và thung lũng đồng Mu ở trung tâm xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, Cao Bằng mới hiểu vì sao những năm gần đây, dân du lịch bụi luôn lựa chọn Bảo Lạc làm điểm dừng chân thay vì những thị trấn lớn xung quanh.