An Giang
Địa Danh
Địa chỉ: Thành phố An Giang, An Giang
An Giang là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam.
An Giang là tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu Long. Là tỉnh có dân số đông nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long và là tỉnh đứng thứ 8 cả nước về dân số. Một phần của An Giang nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên.
An Giang sở hữu diện tích khá lớn ở miền Tây Nam Bộ, trong đó có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, có sông nước mênh mông, có núi non kỳ vĩ, có rừng tràm, có đồng ruộng bát ngát,…
Làng nổi Châu Đốc hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước, quy tụ các hộ gia đình sinh sống trên sông và hành nghề nuôi cá nước ngọt. Từ những năm 70 trở đi, do lợi ích kinh tế tốt nên ngày càng nhiều hộ dựng nhà trên sông, nuôi cá nhiều hơn. Làng nổi Châu Đốc thuộc thị xã Châu Đốc, tỉnh An Giang, nằm cách trung tâm thành phố Châu Đốc khoảng chừng 4km về hướng Tây. Đến làng nổi Châu Đốc bạn sẽ được ngắm nhìn những ngôi nhà nổi độc đáo trên sông, đang đung đưa, lắc lư trên 2 nhánh sông Tiền, sông Hậu. Những ngôi nhà ở đây có kiến trúc vô cùng độc đáo. Tường gỗ được sơn nhạt, nốc nhà được lợp simili hoa văn. Bên trong nhà đầy đủ tiện nghi, nội thất với phòng bếp, ngủ, khách như những ngôi nhà trên bờ bình thường. Phía dưới có đáy sâu 5m được làm bằng gỗ sao, chung quanh bọc lưới inox để làm hồ nuôi cá.

Cánh Đồng Tà Pạ
Nằm dưới chân núi Tà Pạ và Cô Tô cách thị trấn Tri Tôn khoảng 1km, thuộc địa phận xã Núi Tô, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang. Cánh đồng Tà Pạ được xem là cánh đồng độc đáo nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhờ có tập quán “làm ruộng vần công” của những người Khmer. Người nông dân Khmer mỗi khi cày cấy thường tập hợp cùng nhau làm hết thửa ruộng này đến thửa ruộng khác. Gần đến mùa thu hoạch, cánh đồng sẽ chuyển thành nhiều mảng màu rực rỡ: màu xanh mượt màu của lúa đang ngậm đồng, màu vàng nhạt của lúa vừa trổ hạt, màu vàng tươi rạng rỡ của lúa sắp vào vụ gặt, màu vàng đậm trĩu hạt của những khoảnh ruộng đang mùa thu hoạch, và cả màu nâu sạm loang lổ của gốc rạ lởm chởm, chơ vơ…

Miếu bà chúa Xứ
Tọa lạc dưới chân núi Sam thuộc phường núi Sam, TP Châu Đốc, tỉnh An Giang. Miếu Bà Chúa Xứ có rất nhiều truyền thuyết huyền bí xung quanh hoàn cảnh ra đời của ngôi miếu, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Miếu Bà có bố cục kiểu chữ “Quốc”, hình khối tháp dạng hoa sen nở, mái tam cấp ba tầng lầu, lợp ngói đại ống màu xanh, góc mái vút cao như mũi thuyền đang lướt sóng. Các hoa văn ở cổ lầu chánh điện thể hiện đậm nét nghệ thuật. Phía trên cao, các tượng thần khỏe mạnh, đẹp đẽ giăng tay đỡ những đầu kèo. Các khung bao, cánh cửa đều được chạm trổ, khắc, lộng tinh xảo và nhiều liễn đối, hoành phi lộng lẫy. Đặc biệt, bức tượng phía sau tượng Bà, bốn cây cột cổ lầu trước chánh điện gần như được giữ nguyên như cũ.

Thất Sơn - Bảy Núi là vùng bán sơn địa nằm giữa vùng đồng bằng của phía Tây sông Cửu Long và giáp với Campuchia. Thất Sơn - Bảy Núi sở hữu trên dưới 40 núi lớn nhỏ khác nhau (riêng hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên đã có đến 37 núi). Tuy nhiên, tại đây có 7 ngọn núi chính nên dân gian mới đặt cho nơi này cái tên thân thương như vậy. Được thiên nhiên ưu ái với thảm thực vật đa dạng cùng nhiều thắng cảnh tuyệt mỹ. Phía đông có ruộng đồng cò bay thẳng cánh, hướng tây là hồ nước trong veo,… Ngoài ra, khi màn đêm buông xuống, bạn có thể ngắm trăng, nghe tiếng chó sủa vang vọng từ trong hang động. Có thể nói, cảnh vật nơi đây bình yên đến nổi như tách biệt hẳn với thế giới bên ngoài.
Khu di chỉ Óc Eo là một khu di tích cổ rộng lớn, gắn liền với vết tích của vương quốc Phù Nam, một quốc gia hùng mạnh ở vùng Đông Nam Á cách nay khoảng hai nghìn năm. Vì thế, khu di chỉ này không những đón tiếp du khách đến tham quan mà còn đón nhận nhiều nhà sưu tầm, khảo cổ đến đây tìm hiểu, nghiên cứu.

Núi Cô Tô
Gọi tắt là núi Tô, còn có tên gọi khác là Phụng Hoàng sơn, tên Khmer là Phnom-Ktô, nằm trong dãy Thất Sơn, thuộc xã Cô Tô, Huyện Tri Tôn (An Giang). Núi Cô Tô có chiều cao 614m, dài 5.800m và rộng 3.700m, nơi đây được tạo hóa ban tặng hàng trăm hệ thống hang động ngầm rộng lớn và vững chắc, đây cũng chính là điểm thu hút hàng ngàn lượt du khách đến tham quan mỗi năm. Nằm giữa những cánh đồng bao la, bát ngát, ngọn núi Cô Tô khoác trên mình vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vĩ say đắm lòng người. Những ngôi nhà được xây dựng trên các vách đá dựng đứng, từng rặng cây đung đưa theo gió như cơn sóng biển đang gợn từng cơn, đem lại khí hậu mát mẻ quanh năm. Khi đặt chân đến nơi bạn còn không khỏi ngỡ ngàng trước khung cảnh bao la rộng lớn và núi non hùng vĩ trước mặt.

Chợ Tinh Biên
Là khu chợ biên giới tiếp giáp giữa Việt Nam và Campuchia, nổi tiếng là trung tâm mua sắm sầm uất với các mặt hàng đa dạng trong và ngoài nước, điểm dừng chân của rất nhiều du khách khi tới An Giang. Chợ Tịnh Biên An Giang cũng như các chợ đầu mối khác, bán đủ các loại hàng hóa bao gồm vãi sợi, may mặc, mỹ phẩm, giày dép, đồ gia dụng, thực phẩm v.v.. Chợ Tịnh Biên là ngôi chợ duy nhất miền Tây chuyên bán các loại côn trùng, đặc biệt là các loại cực độc. Một số loại côn trùng được kể tên như: mối chúa, rắn trun, rắn mối, rết, bò cạp, tắc kè, nhện hùm, bìm bịp, bọ rầy, v.v…

Búng Bình Thiên
Hay còn được biết đến cái tên là “hồ nước trời”, được thiên nhiên ưu đãi có nhiều loài thuỷ sản nước ngọt phong phú, đa dạng, giữ vai trò điều tiết nước cho một phần châu thổ của dòng Mekong huyền thoại. Búng Bình Thiên bao gồm 2 hồ nước đó là Búng Lớn và Búng Nhỏ. Trong đó, tên gọi của hồ ám chỉ Búng Lớn có diện tích mặt nước là 193 ha có độ sâu trung bình khoảng 5 m. Du khách có thể tới với Búng vào bất cứ thời điểm trong năm, tuy nhiên theo kinh nghiệm của những người đi rồi cho biết du lịch vào mùa nước nổi là đẹp nhất (từ tháng 7 đến tháng 10 âm lịch). Tháng 8 hàng năm, dòng sông Me Kong cuồn cuộn đổ nước từ Campuchia vào Việt Nam tạo thành những cơn lũ đầu nguồn sông Tiền, sông Hậu. Nước lũ tràn bờ, chảy vào làm 2 hồ hòa làm một, chìm ngập trong biển nước mênh mông, diện tích mặt nước vào mùa nước nổi lên đến 900 ha. Mặt hồ phủ kín sen, súng, lục bình tạo nên một bức tranh nên thơ, tràn đầy sức sống.

Rừng Tràm Trà Sư
Cách Châu Đốc khoảng 30 km, cách khu vực biên giới Việt Nam và Campuchia chỉ khoảng 10 km, được trồng theo mô hình hệ sinh thái điển hình vùng ngập nước phía Tây sông Hậu. Đến đây, bạn không chỉ bị thu hút bởi không gian thiên nhiên với rừng tràm rợp bóng hai bên, mà còn được tiếp xúc ở cự ly gần với hàng loạt loài chim nước, động vật hoang dã quý hiếm bởi nơi đây còn được phát triển để trở thành “ngôi nhà chung” – khu bảo tồn của rất nhiều lớp sinh vật nhiệt đới đang sinh sống ở vùng đất Tây Nam Bộ này.
Bản đồ đến An Giang
NGƯỜI ĐĂNG ĐIỂM ĐẾN
Tuổi: 55
Giới tính:
Thông tin: