27-05-2019 bởi Cam Tuyết Nhu

Cùng Cầu Pá Uôn ngược dòng lịch sử xưa

Những lữ khách phương xa mỗi lần về thăm Cầu Pá Uôn đều nhớ về những chuyến phà nhọc nhằn ngày xưa. Cũng nơi đây, những chuyến đò ngang mất hàng giờ đồng hồ để chở người, máy móc và nguyên vật liệu đến huyện lị nghèo

Cầu Pá Uôn gợi lại bao kí ức xưa

Cầu Pá Uôn nằm ở quốc lộ 279, bắt ngang qua dòng Sông Đà rộng lớn, thuộc địa phận xã Chiềng Ơn, huyện Quỳnh Nhai, tỉnh Sơn La. Nhắc đến Quỳnh Nhai, trước những năm chiến tranh biên giới nổ ra, ai đã từng công tác qua đây đều khó mà quên được cảnh chờ đợi hàng giờ đồng hồ để qua được bên kia sông. 

Dòng người hối hả, chen lấn, nối đuôi nhau để được qua phà. Ngay cả buổi trưa nắng gắt, thời gian mà các công nhân vận hành vẫn còn nghỉ ngơi, số lượng người xếp hàng vẫn cứ tăng thêm. Vất vả nhất là lúc mọi người ai nấy đều đổ xô rời huyện đi trước khi Thủy điện Sơn La đi vào xây dựng. Con phà nhỏ chở ba cái ô tô, vài chiếc xe máy, người dân thì cứ lừ đừ vì mệt mỏi. Những lúc ấy, phải mất cả ngày trời mới di chuyển được tới bờ bên kia. Mặc dù dòng sông chỉ rộng vài trăm mét nhưng để qua trung tâm huyện thì quả là một sự chờ đợi kì công. 

Những ai công tác nơi đây, tốt nhất là xin được chữ kí của bí thư, chủ tịch huyện để kịp công việc. Nhờ món quà ấy mà nhiều cán bộ của xã đã kịp về với gia đình lúc trời sẫm tối. Với vài dòng chữ, "Đề nghị phà Pá Uôn tạo điều kiện thuận lợi cho Đoàn Đại biểu Quốc hội qua phà một cách nhanh chóng", anh cán bộ nhà phà vội vàng chạy ngược, băng qua cả chục chiếc xe tải, ô tô, cả xe biển đỏ để lia đèn pin mở đường cho xe kịp xuống bến.


Cầu Pá Uôn hữu tinh, nên thơ giữa dòng sông Đà (Nguồn: Trần Trung) 

Vượt dòng lịch sử cùng cầu Pá Uôn

Trước khi có cầu Pá Uôn, để qua lại giữa hai bờ sông, mọi người chỉ có thể đi đò ngang. Đến 1979, năm mà chiến tranh thế giới nổ ra, để di chuyện thuận lợi hơn, quân đội đã mở quốc lộ 279 chạy qua Quỳnh Nhai thì lúc đấy mới xuất hiện phà. Năm 2000, khi thủy điện Sơn La có chủ trương xây dựng thì cũng là lúc có phà lớn hơn. Mỗi khi nước xuống cạn thì đường dẫn xuống phà lại càng dốc. Vì thế phương tiện rất khó khăn để di chuyển xuống phà.  Đến năm 2005, nếu thủy điện Sơn La tiến hành khởi công thì 9/13 xã của huyện sẽ nhấn chìm dưới lòng hồ. Cũng vì vậy mà rất nhiều người đi qua đi lại qua dòng sông Đà như thế. Vả lại chỉ có duy nhất một nhà phà nên càng làm cho thời gian di chuyển lâu hơn và vất vả hơn rất nhiều.       

Tháng 8-2010, một cây cầu sừng sững được xây dựng chuẩn bị thông xe qua cách bến phà Pá Uôn 1 km.  Nghe đâu cũng phân vân lắm khi quyết định cho xây cây cầu này. Thoạt đầu, tỉnh Sơn La nghiêng về phương án xây cầu dây văng nhưng tính toán, bàn bạc kỹ và các yếu tố an ninh quốc phòng nên phải thôi đổi. Cầu Pá Uôn như một món quà tình nghĩa dành cho người dân ở huyện đã hy sinh nhà cửa cho thủy điện Sơn La.


Cầu Pá Uôn ngày xưa (Nguồn: Là Văn Phong)

Cầu Pá Uôn Mộc Châu nổi bật với hai cái nhất

Được mệnh danh là cây cầu cao nhất Việt Nam và Đông Nam Á

Cầu có chiều dài 900m, rộng 9m với hai làn xe, sở hữu 11 trụ, trong đó trụ chính cao nhất lên tới 98,6m. Đây là cây cầu được thiết kế và thi công bởi đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân của ngành cầu đường Việt Nam. Dự án được xếp vào cấp đặc biệt do có kết cấu trụ cầu lớn, biện pháp thi công mới cùng với tiến độ thi công gấp rút, cầu là nơi kết nối ngắn nhất giữa hai tỉnh Sơn La và Lai Châu. Cầu được tính toán rất kĩ và đảm bảo chịu được tác động của động đất cấp 8 - 9. 

Với phần trụ cao kỷ lục, 2-2015, cầu Pá Uôn chính thức được Tổ chức Kỷ Lục Việt Nam xác nhận lập kỷ lục về chiều cao với trụ chính cao tới 98,6m. Tính từ đáy sông lên mặt cầu là 103,8m. Chính vì vậy mà ở thời điểm lúc giờ, Pá Uôn trở thành cây cầu có cột trụ cao nhất khu vực Đông Nam Á.  

Cầu Pá Uôn - Cây cầu đắt nhất

Được khởi công vào năm 2007 với mức đầu tư ban đầu là 500 tỷ đồng nhưng tới 8-2010, dự án đã bị đội vốn lên gần 740 tỷ đồng. Do gặp nhiều yếu tố bất lợi nên cầu không thể được hoàn thành kịp tiến độ đã đề ra. Trong đó, yếu tố bất lợi lớn nhất là về vấn đề chậm chuyển vốn trong thời gian đầu do sử dụng vốn đền bù từ dự án Thủy điện Sơn La của Tập Đoàn Điện lực Việt Nam (EVN). Đến tháng 6 - 2008, Phó thủ tướng Chính Phủ Hoàng Trung Hải mới chỉ đạo các ngân hàng trong nước thực hiện chuyển vốn, mặt khác yêu cầu EVN phải cân đối, chấn chỉnh thanh toán kịp thời. Lúc đó, vấn đề về vốn đầu tư mới được giải quyết triệt để. Chính vì vậy,  Pá Uôn lại được thêm danh hiệu là cây cầu đắt nhất thời điểm bấy giờ.   


Cầu Pá Uôn như một dãi lụa trắng vắt qua sông Đà (Nguồn: Đỗ Xen)

Nhờ có cầu Pá Uôn mà người dân có thể dễ dàng di chuyển từ Sơn La đi Lào Cai, Mù Cang Chải hay Lai Châu. Cây cầu đang tạo đà phát triển du lịch cho vùng đất Mộc Châu nói chung và Tây Bắc nói riêng. Ngày nay, cầu Pá Uôn trở thành một trong những điểm du lịch Mộc Châu hấp dẫn của nhiều du khách nước ngoài tìm hiểu và khám phá.