Con đường bắt đầu bị chia cắt vì sau trận mưa lũ, đường sạt lở nhiều, buộc phải gửi xe máy từ bên ngoài mà đi bộ vào sâu bên trong. Ước tính cả đoạn đường sẽ là 20km cả vào và ra.
Những ngôi nhà tường trình dầy và rất đẹp nằm suốt dọc hai bên đường. Trong khung cảnh núi rừng Tây Bắc, trời bảng lảng sương và tiếng lũ trẻ chơi đùa í ới. Khi chúng tôi lại gần, tụi nhỏ chạy vội vào góc nhà, đến khi mang kẹo bánh ra dụ, mới thấy bẽn lẽn lại gần. Bố mẹ các em đều đang ở ngoài đồng, mùa gặt với những vựa lúa chín vàng đang vẫy gọi những bàn tay lao động cần mẫn
Đường vào Hồng Ngài vất vả hơn những gì chúng tôi tưởng. Sau đoạn đường đất đầu tiên đi thẳng xuống con đường phía đang làm dang dở, đi xuống những đoạn dốc dựng đứng của một con thác, không khác với Phan xi fang là mấy, cuối cùng chúng tôi đến với bản đầu tiên và cũng là bản duy nhất cho đến tận khi đến được với Hồng Ngài, cách nhau gần 7km.
Núi non sông nước trùng trùng, những mái nhà lúp xúp. Cánh đồng lúa không nhiều, lúa nương thường không cho năng suất cao và cũng đã bị hư hỏng nặng trong đợt lũ vừa qua.
Giữa lúc ấy, bọn phỉ ở xứ lạ kéo đến phá phách các thôn, bản, chúng dùng máy bắn đá bắn sập hàng loạt nhà cửa của đồng bào, làm ai nấy đã rét càng thêm rét. Tiếng kêu than của con người làm Giàng (trời) cảm động, Giàng sai thần núi Hồng Ngài hiện ra, mách cho người Dao, người Mông, người Hà Nhì cách làm nhà trình tường bằng đất núi để chống lại giá rét và giặc dữ.Chuyện xưa kể lại rằng, hồi ấy đã lâu lắm rồi, người Mông, người Dao, người Hà Nhì ở vùng núi cao Y Tý, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, quanh năm cuốc đất làm nương, chăm lo xây dựng cuộc sống, thì một ngày mùa đông nọ, đất trời bỗng nhiên đổ rét làm nước đóng băng. Những ngôi nhà làm bằng tranh tre nứa lá không chịu nổi thời tiết khắc nghiệt kéo dài. Những người già đau yếu lăn ra chết, khắp bản khắp làng tiếng kêu khóc lan nhanh thấu đến tận trời xanh.
Từ đó, người Mông ở thôn Hồng Ngài nằm trên độ cao 1.400 mét núi, biết cách làm nhà trình tường bằng đất đầu tiên. Đây cũng là thôn có nhiều nhà trình tường nhất và đẹp nhất ở xã vùng cao Y Tý ngày nay.
Đoạn đường đi ngược lên qua rất nhiều ngã ba mà chúng tôi không thể hỏi được đường ai vì xung quanh không có lấy một nhà dân, một bóng người hay tiếng chó sủa nào. Cứ đi theo bản năng và cảm giác của bản thân. Đường dốc và trơn, chiếc balo mang theo cứ muốn trĩu đôi vai xuống. Hơn hai tiếng đi bộ, đôi chân đã muốn rời ra vì không biết đường tiếp theo phải đi về đâu. Những cánh rừng bạt ngàn cây thảo quả đã nhường chỗ cho những cánh đồng lúa từ lúc nào.
Trời buông màn nhanh chóng sau rặng núi xa. Thời tiết ở vùng núi thay đổi nhanh chóng. Vừa tắt nắng đã thấy không khí lạnh vội vã ập về và trời tối sẫm một màu. Ngã ba tiếp theo trước mặt, lại thêm một lựa chọn khó khăn. Mọi người quyết định đi thêm 1 tiếng nữa, nếu không thấy ngôi nhà nào sẽ quay lại bản vừa đi qua xin nghỉ lại. Sau gần nửa tiếng thì bất ngờ nhìn từ phía bên kia núi một vài ngôi nhà.
Không kể siết những niềm vui mà chúng tôi cảm thấy lúc này, thật sự may mắn. Những đôi chân rảo bước nhanh hơn, những mệt mỏi tan biến, nụ cười lại nở trên môi và bước chân nhanh hơn lúc trước. Mấy nóc nhà nhìn thì gần thế mà phải mất thêm hơn nửa tiếng, đi xuyên ngang qua một dãy núi nữa mới tới được đến nơi.
Tiếng chó sủa báo hiệu đã đến nơi trong bóng tối mịt mùng, niềm vui ùa tới. Người dân trong bản tưởng chúng tôi là những thầy cô giáo mới của trường tiểu học Hồng Ngài, vội vàng chỉ đường cho chúng tôi lên tận trường. Đường đi mò mẫm cho đến khi chúng tôi đến được với đồn biên phòng nằm ngay cạnh trường học. Đêm nay, chúng tôi xin được nghỉ ngơi tại đây.
Sau 4 tiếng đi bộ và 10km đường núi đi qua, chúng tôi đặt chân đến điểm sâu nhất của tỉnh Lào Cai. Hồng Ngài - mảnh đất màu mỡ với những cánh rừng thảo quả, những ngôi nhà tường trình tuyệt đẹp. Trong hai năm tới, con đường vào với vùng đất này sẽ được hoàn tất, vẻ đẹp của Hồng Ngài sẽ được nhiều người biết đến hơn nữa trong những chuyến đi tiếp sau