1.Vị trí chùa
Cái Bầu và phương tiện di chuyển
Thiền Viện Trúc
Lâm Giác Tâm hay còn gọi là chùa Cái Bầu thuộc thôn 1, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn,
tỉnh Quảng Ninh. Chùa Cái Bầu lưng tựa vào núi, hướng ra mặt vịnh Bái Tử Long
và cách trung tâm thị trấn Cái Rồng (Vân Đồn) 10km, gần khu du lịch Bãi Dài. Nơi
này cách Hà Nội khoảng 220km và mất khoảng 5 tiếng di chuyển.
Về phương tiện
di chuyển, để phù hợp cho mỗi người thì bạn có thể chọn ô tô, xe máy, xe khách.
Cách đơn giản nhất
là bạn nên đi bằng ô tô hoặc xe khách.
Vì quê mình ở Quảng
Ninh nên mình sẽ gợi ý một số cách để bạn di chuyển từ Hà Nội đến chùa Vân Đồn
giá hợp lí. Bạn có thể ra bến xe Mỹ Đình, bến xe Yên nghĩa hoặc bến xe Lương
Yên để bắt xe về hoặc đặt xe 16 chỗ đưa đón tận nơi để về đến Cửa Ông-Quảng
Ninh với giá vé dao động từ 100-150.000 đến thành phố Cẩm Phả. Một số hãng xe
khách đó là Kumho hoặc Hoàng Long, còn bạn muốn đi xe 16 chỗ thì có thể liên hệ
website của xe Thành Công. Từ đây mọi
người có thể bắt bus với giá vé 10.000 đến thẳng tới Vân Đồn và có điểm cuối là
chùa Cái Bầu
Nếu bạn đi xe
máy như mình thì có thể đi từ Cửa Ông rẽ ở đền Cửa Ông, qua cầu Vân Đồn, rồi đi
thẳng là đến chùa Cái Bầu. Giá gửi xe là 10.000/1 xe.
Chùa Cái Bầu – Vân Đồn
2. Cảnh quan
chùa Cái Bầu
Phải nói rằng
nơi đây có vị trí đắc địa với lưng tựa núi và mặt hướng biển. Đến đây ta như lạc
vào tiên cảnh chốn bồng lai khi phóng tầm mắt ra xa là những đảo đá nhấp nhô của
vịnh Bái Tử Long, những con thuyền ra khơi đánh cá. Bức tranh sơn thủy hữu tình
hút hồn du khách đến chiêm bái. Thiền Viện Trúc Lâm là một trong hai thiền viện
Phật giáo đẹp nhất ở Quảng Ninh và được xếp là ngôi chùa có hệ thống đẹp nhất
Việt Nam.
Cảnh đẹp chốn bồng lai tại chùa Cái Bầu
Sau khi đi qua
con đường quanh co cạnh bờ biển, ta đến các bậc thang để đi lên trên gian chính
của chùa Cái Bầu. Hai bên ven đường là những hàng cây được cắt tỉa gọn gàng
theo hình rồng, phượng đẹp mắt.
Hàng cây hai bên đường
Chùa Cái Bầu vẫn
có những nét kiến trúc truyền thống của chùa chiền tại Việt Nam. Đó là những
mái ngói uốn cong với nền gạch đỏ, duy chỉ có màu mái là mới được sơn tạo nét mới
lạ cho ngôi chùa.
Mái ngói cong cổ điển
Các bạn sẽ được
ngắm khung cảnh nên thơ và nghe tiếng chuông chùa uy nghiêm trong tiếng gió biển
rì rào ngoài khơi xa khiến tâm hồn ta như được tẩy rửa và tịnh tâm vô cùng.
Góc nhỏ với phong cảnh nên thơ
Tầng trên của
chính điện là thờ Phật Thích Ca Mâu Ni, đây còn là nơi đặt tượng của Phật Bà
Quan thế Âm Bồ tát và Sư Lợi. Và chỉ có ở nơi đây mới có những bức tranh chạm
khắc trên bốn bức tường tái hiện lại cuộc đời của đức Phật .
Tượng thờ Di Lặc
Tượng thờ Quan Thế Âm Bồ Tát
Nơi đây không chỉ
thu hút những phật tử cùng du khách ghé thăm mà còn đón tiếp những nguyên thủ
quốc gia cùng gia đình đến chiêm bái.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đến thăm chùa Cái Bầu
vào xuân 2017
3. Một số lưu ý
khi bạn đến chùa Cái Bầu
Về trang phục,
nên ăn mặc gọn gàng, nên mặc đồ tối màu, không mặc váy, quần áo hở hang khi vào
chùa. Chùa Cái Bầu rất rộng và có nhiều nơi cần đi, không những thế còn có rất
nhiều bậc thang, dốc. Chính vì thế bạn nên chọn một đôi giày thể thao để tránh
việc khó di chuyển.
Các bạn có thể
mua đồ về làm quà lưu niệm nhưng không nên quá tin những lời mê tín dị đoan, không
nên mua những đồ quá đắt.
Khi đi chùa, mọi người nên mang theo tiền lẻ để đi lễ chùa và có thể quyên góp. Không nên chà tiền và rải tiền khắp nơi, gây mất mỹ quan nơi thanh tịnh.
Một câu hỏi cũng
được nhiều bạn trẻ quan tâm đó là ăn gì khi đi lễ chùa Cái Bầu. Tại đây, du
khách có thể thưởng thức miễn phí các món ăn chay . Nhưng hãy nhớ xếp hàng và tự
dọn rửa chén bát của mình sau khi ăn xong nhé.
Cơm chay luôn là món mình yêu thích nhất khi đến
chùa Cái Bầu
Mua gì về làm
quà? Bạn có thể mua được những hải sản tươi sống được ngư dân đánh bắt vào mỗi
sáng sớm và được ở chợ Vân Đồn. Đừng quên cho vào thùng xốp có đá lạnh để bảo
quản và tránh mùi nhé. Ngoài ra nơi đây còn có mực một nắng, chả mực… thích hợp
làm quà biếu cho bạn bè và người thân.