1. Đường lên đền thờ Chu Văn An
Đền thờ Chu Văn An tọa lạc trên núi Phượng Hoàng thuộc địa phận phường Văn An, thị xã Chí Linh, Hải Dương. Khu di tích này cách trung tâm thành phố khoảng 30km về phía Bắc, cách trung tâm Hà Nội khoảng 70km hướng về phía Đông.
- Từ trung tâm Hải Dương, bạn đi qua cầu Hàn, đi tiếp theo dọc Quốc lộ 37 - khi tới An Lạc thì rẽ trái. Đến đây, bạn đi tiếp qua Đồi Thông - qua Chí Minh - rẽ trái theo Quốc lộ 18A rồi rẽ phải theo Đường liên xã Văn An là tới nơi.
- Từ trung tâm Hà Nội, các bạn đi theo Quốc lộ 1A, khi vừa đi qua Bắc Ninh thì rẽ phải theo Quốc lộ 18A, qua cầu Phả Lại rồi sau đó đi một đoạn thì rẽ trái theo Đường liên xã Văn An là đến được đền thờ.
Trên hành trình đi đến nơi, bạn sẽ thấy những dốc núi quanh co giữa bạt ngàn những vườn nhãn, na, bưởi, tiếp đến là những rặng thông xanh mướt bao phủ hai bên đường đi.
2. Toàn cảnh đền thờ Chu Văn An
Khu đền chính nằm trên vùng đất cao, rộng và theo phong thủy thì đây là mắt của chim Phượng. Phía trước đền có núi Ngọc làm tiền án, phía sau có núi Phượng làm hậu trẩm, hai bên là núi Kì Lân và núi Phượng Hoàng chầu về. Đền Chu Văn An được xây dựng theo hình chữ Nhị, phong cách kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm 2 tầng 8 mái, ngói liệt với 8 góc đao cong, bao gồm 5 gian tiền tế và 1 gian hậu cung. Bước vào cổng đền, du khách đã cảm nhận được không khí trang nghiêm, tĩnh mịch ở nơi đây. Đi qua hơn 100 bậc đá là Ngôi đền thờ thầy giáo Chu Văn An, nơi đây được xây dựng trên một thế đất cao, rộng và linh thiêng của núi Phượng Hoàng. Đền thờ có kiến trúc theo kiểu chữ “Nhị”, dựa theo kiến trúc thời Nguyễn, chồng diêm hai tầng tám mái. Bậc lên có khắc 4 chữ trên đá đó là chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu.
Mặt trước của khu đền
Khu đền nhìn từ trên cao
4 chữ Vạn, Thế, Sư, Biểu
Bên trong bàn thờ thầy giáo Chu Văn An
Cách Đền khoảng 600m là khu lăng mộ thầy Chu Văn An. Theo truyền thuyết, vị trí đặt mộ thầy chính là đầu của chim Phượng, được hiểu là đỉnh cao của công lý và đức hạnh. Cách mộ khoảng 50m về phía Tây có một giếng nhỏ, du khách đến viếng mộ thầy, mỗi người đều muốn uống một ngụm nước từ giếng để khí thiêng sông núi nơi đây ngấm vào cơ thể mình.
Hình ảnh ngôi mô nhìn từ trên cao
Hình ảnh mộ nhà giáo Chu Văn An
3. Lễ hội đền thờ Chu Văn An
Hàng năm, tại đền Chu Văn An diễn ra lễ khai bút đầu xuân vào ngày 6 tháng Giêng với 4 chữ thư pháp Hán Nôm: Chính - Học - Thuần - Hành, và 10 chữ Quốc ngữ: Tâm - Đức - Chí - Nghĩa - Trung - Tài - Minh - Trí - Thành - Vinh. Đây là nét đẹp văn hóa được gìn giữ từ khi thầy Chu Văn An về đây mở lớp dạy học.
Lễ hội Khai búi năm Mậu Tuất
Và lễ hội đền Chu Văn An mùa thu diễn ra từ ngày 1 - 25/8 âm lịch (chính hội ngày 25). Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam vào ngày 20/11 dương lịch. Lễ hội về nguồn từ ngày 24 - 26/11 âm lịch (chính hội ngày 26).
Ngoài việc dâng đồ tế lễ mặn thì du khách có thể dâng bút, sách, vở để cầu thi cử, học hành, công danh thành đạt. Đây còn được coi là nơi du lịch tâm linh mang ý nghĩa cao đẹp với rất nhiều du khách, cán bộ, học sinh, sinh viên trên mọi miền cả nước. Chính vì thế, du khách hãy dành trọn 1 ngày đến tế lễ vào dịp đầu năm mới, đúng dịp khai bút để cầu công danh học hành cho con cháu, người thân mình.