19-06-2018 bởi Pham Tsuki

KÝ SỰ DU LỊCH BỤI CAMPUCHIA - KỲ 1 HÀNH TRÌNH KHÁM PHÁ XỨ SỞ CHÙA THÁP

Chúng tôi đã nhiều lần tính chuyện cùng nhau đi thăm xứ Chùa Tháp mà rồi năm này sang tháng nọ ước vọng vẫn loanh quanh trong vòng ý tưởng. Đến nỗi lâu ngày đâm chán, gặp nhau tiu nghỉu giả lơ, chẳng ai còn buồn nhắc nhở chi nữa. Đùng cái, một nhứ nhá bân

Đêm
hôm trước, chúng tôi kéo nhau vào Sài Gòn trên chuyến tàu khởi hành từ ga Nha
Trang lúc 20g42. Ngủ gà ngủ gật mãi đến khi tàu dừng ở ga Hòa Hưng vào tờ mờ
sáng hôm sau. Cả bọn bắt taxi về quận 1, vào trọ tại một nhà nghỉ trong ngõ nhỏ
nối đường Bùi Viện với đường Phạm Ngũ Lão, khu có nhiều khách sạn, nhà nghỉ,
tiệm ăn, phòng mát xa và các văn phòng dịch vụ du lịch dành cho khách Tây. Bỗng
dưng mình cũng được chia lây chút đời sống bụi của giang hồ nước ngoài.

Đường
phố đã rộn ràng xe cộ nhưng hàng quán và các văn phòng dịch vụ lữ hành chưa mở
cửa, cả bọn lăn ra nằm nướng một lát rồi dậy tìm chỗ ăn sáng, cà phê trước khi
mua vé xe cho chuyến đi ngay hôm sau. Đã hẹn trước nên khi đến văn phòng của
Viet Viet Tourism chúng tôi được tiếp đón khá nồng nhiệt, vui vẻ và mọi việc
hoàn tất chóng vánh. Chúng tôi mua 4 vé xe đi thẳng Siem Reap và thuê phòng ở
khách sạn My Home; thanh toán trước 100%.

Lên
đường







Sáng
hôm sau, chúng tôi ra xe rất sớm, tự động đem hành lý gửi rồi lên xe tìm số ghế
của mình, chẳng ai hỏi han, soát vé gì cả, vậy mà cũng thông suốt. Ngồi tầng
trên chiếc xe bus loại hai tầng, lòng tôi nao nao nghĩ tới chuyến đi vì đây
không phải là một chuyến đi có tổ chức, không theo một tua có người hướng dẫn
mà hoàn toàn có tính cách "bụi", y hệt dân Tây ba lô.


Hãng
xe tuy chạy đường Việt Nam, song chủ lại là người Khmer, xe mang biển số
Campuchia, kể cả cách trang hoàng, rèm che nắng, phim giới thiệu hành trình đều
mang màu sắc văn hóa và ngôn ngữ nước láng giềng. Xe chạy đúng giờ, đến Mộc Bài
khoảng 9 giờ, nhà xe thu gom hộ chiếu của khách và lo hộ việc thị thực nhập
cảnh. Hành khách chỉ việc vào chờ gọi tên, nhận lại hộ chiếu lên xe đi tiếp
sang cửa khẩu Bavet của nước bạn. Thủ tục hải quan cả hai bên cửa khẩu khá đơn
giản và được giải quyết  nhanh chóng, không rườm rà, thoải mái nên khách
thấy dễ chịu. Khoảng hơn nửa tiếng là xong, xe chạy vào lãnh thổ Campuchia.

Vừa
qua cửa khẩu, liên chi hồ điệp là những dãy sòng bạc, giải trí kèm khách sạn,
nhà hàng, tất cả bề ngoài trông hiền lành, im lìm, dễ thương, song chắc chắc
bên trong đang hiển hiện bao nỗi âu lo, hồi hộp, lo toan dự đoán vì những con
bài, vòng quay ru lét hay đủ món bài bạc khác.





Xe
đi sâu vào địa phận Khmer, đã thôi không còn những kiến trúc đồ sộ hay các nhà
cao tầng xây chắc chắn mà toàn là các nhà nhỏ lụp xụp, rải rác trên những mảnh
đất trống khô khan. Nhà làm bằng vật liệu nhẹ, mái uốn cong ở các góc theo hoa
văn địa phương, phần lớn được sơn với các màu đỏ gạch, màu nâu hoặc màu xanh lá
cây đậm.


Cảnh hai bên đường từ cửa khẩu Bavet đi Phnom
Penh.



Giữa
cái nắng chói chang mà bắt gặp các màu "cứng" đó, ai cũng thấy như
dội thêm cái nóng hơn lên và có phần ngột ngạt vì chưa quen phong thổ và cung
cách sống đó. Đất Campuchia còn để trống nhiều, các nơi làm nông nghiệp có lẽ
trông chờ vào mùa mưa hoặc vừa xong vụ mùa nên khô và nứt nẻ. Lơ thơ vài cây
thốt nốt mọc rải rác bên đường.


Xe
qua bến phà Neak Loeung, những con phà cũ kỹ, bến bãi đơn sơ, đường vào ra
không được cải tiến, tu bổ, xây dựng nên loại xe khách cao kềnh càng thấy khó
khăn khi xuống phà. Ít nhất có 3 lần chúng tôi nghe tiếng cọ kèn kẹt dưới sàn
xe vì mặt dốc lên phà nhô cao, trong khi gầm xe lại quá thấp. Buôn bán trên phà
là các đám hàng rong mời chào món côn trùng chiên, xoài hoặc đường thốt nốt...

Chợ
trung tâm Phnom Penh

Khoảng
12g, xe dừng ở bến 128, cạnh chợ trung tâm thủ đô Phnom Penh và sẽ tiếp tục lăn
bánh lúc 13g30 đi Siem Reap. Tại đây, khách đi chặng TPHCM-Phnom Penh hoàn tất
lộ trình, số khách đi Siem Reap tự lo tìm chỗ ăn trưa và chờ đến giờ đi tiếp;
nhà xe nhận thêm khách mới từ đây đi Siem Reap. Bến xe nhỏ hẹp, các chuyến vào
ra tới tấp nên luôn đông. Khách lên xuống xe đều được đám xe ôm, xe tuk-tuk mời
chào, nhưng không có cảnh níu kéo hay bám riết và tranh giành nhau. Họ thường
giúp đỡ nhau hỏi han, phiên dịch hay giới thiệu các điều khách cần biết.

Bốn
người chúng tôi kéo nhau vào chợ. Khu hàng ăn rộng, mái cao nên khá thoáng,
song các gian hàng sắp xếp thiếu hợp lý khiến cho mặt bằng trở nên khá chật, bù
lại nhìn khá sạch sẽ. Món ăn trong chợ khá phong phú, nhìn sạch mắt. Vào giờ ăn
trưa nhưng khách không đông lắm, người bán tươi cười mời chào nhưng không quá
vồn vã. Chúng tôi ghé vào một hàng, nhìn và dùng tay chỉ món mình chọn. Mọi yêu
cầu đều “nói” bằng tay, hai mẹ con bà bán hàng không hiểu tiếng Việt và tiếng
Anh. Chúng tôi lại chưa học lóm được 
tiếng Khmer nào. Nhưng hai bên rồi cũng hiểu
nhau và chúng tôi có bữa trưa ngon miệng, vui vẻ.

Trước
đây, tiền Việt Nam có thể dùng ở Phnom Penh và nhiều địa phương khác nhưng nay
chỉ có đồng riel của Campuchia hay đô la Mỹ được chấp nhận thanh toán. Tuy
nhiên, khu hàng ăn uống trong chợ này cũng không nhận đô la Mỹ vì phiền phức
với việc thối lại tiền thừa. Thế là ăn xong, một người ngồi lại, để ba người đi
tìm chỗ đổi tiền. May là bên kia đường, cạnh chợ có mấy tiệm vàng nhận đổi tiền
Việt sang đồng riel; tỉ giá ở đây cao hơn ở cửa khẩu Mộc Bài. Lúc ở Mộc Bài,
chúng tôi chỉ đổi tạm một ít tiền riel để phòng khi tiêu vặt, ăn uống dọc
đường.

Lướt
qua Phnom Penh

Chuyến
đi này, chúng tôi chọn hai điểm đến chính là Siem Reap và Sihanouk Ville và chỉ
ghé qua Phnom Penh trên lộ trình đi và về, vì thế chỉ có thể quan sát thủ đô
qua kính xe là chính.

Đường
phố Phnom Penh không lớn, mật độ xe cộ lưu thông cũng nhiều, chủ yếu là ô tô và
xe tuk-tuk. Phần lớn xe chạy theo làn, không vội vã qua mặt nhau. Khi cần vượt
đều báo hiệu đèn và chờ an toàn mới thực hiện.









Tuy
vậy không phải tuyệt đối ai cũng biết tôn trọng nhau, thỉnh thoảng ta cũng gặp
những cảnh bát nháo của một tay 'ba toạng', hoặc của một vài du khách nước
ngoài ở trên đường phố. Ví dụ một xe hai bánh đâm vọt ra, cúp đầu ô tô. Được
cái, gặp những trường hợp ba trợn như thế thì người ta thường nhường nhịn và
tha thứ cho nhau, chứ không quát nạt, văng tục hay hầm hè trách mắng.


Cảnh sát giao thông ở Campuchia có vẻ nhàn hạ
và hiền hòa.

Điều
khiến du khách dễ nhận ra là vắng tiếng còi xe ồn ào hay những vẻ mặt bực bội
vì cảnh xe cộ chèn ép nhau. Có lúc, ở ngã tư không có đèn xanh đèn đỏ, ô tô và
xe máy chen nhau từ từ đi, không ai bấm còi hay la lối.

Thảng
hoặc có một chiếc tay ga lấn lướt, chẳng thiết mở đèn báo hiệu xin vượt, tài xế
xe lớn từ tốn giảm ga, đạp thắng nhường đường (chiếc xe chúng tôi đi hôm ấy và
xe khác sau này cũng vậy). Cứ tưởng như vậy là thôi, dè đâu khi chiếc xe tay ga
qua lọt thì lại thấy người lái quay gật đầu (xin lỗi hay cám ơn gì đó), đây hẳn
là một điều khó gặp ở xứ ta.

Đi
bất cứ nơi đâu đều gặp nụ cười nơi môi người bản xứ dù quen hay lạ; dù họ đang
mời chào bán hàng hay đơn giản chỉ là gặp gỡ nhau đối diện. Vào cửa hàng dù
thực lòng muốn mua hay chỉ xem đọ giá, họ đều vui vẻ phục vụ, đon đả giới thiệu
các món, khách có từ chối thì họ cũng nhã nhặn cất dẹp. Nói như thế không phải
ở Campuchia đều hoàn hảo, họ vẫn có những mặt yếu kém về xã hội, nhưng là bề
trái rất hạn chế mà bất cứ nơi đâu trên thế giới cũng vậy thôi.

Khởi
hành đi Siemreap











Đoạn
đường Phnom Penh đi Siem Reap xa lắc xa lơ, đi hoài không tới. Về khoảng cách,
từ TPHCM đi Phnom Penh 240km, (trong đó có 70km trên đất Việt Nam), chặng Phnom
Penh đi Siem Reap dài 314km. Đoạn chênh lệch 74km không lớn, nhưng ai cũng thấy
xa hơn rất nhiều bởi cuối chặng đường ai nấy đều mệt mỏi và tâm lý ngóng trông
đến nơi để nghỉ ngơi; mặt khác, khi màn đêm buông xuống, hành khách không còn
được ngắm cảnh dọc đường, trên xe đèn mờ...


Xe
chạy ra khỏi thành phố, cảnh nông thôn thoáng rộng, nắng nhạt dần, chiều xuống
nhanh. Trời tối hun hút, xe lao qua nhiều đoạn đường vắng vẻ, đôi khi tạt ngang
một khu đông dân cư thì điện đóm tù mù, xài toàn bóng ruột gà vàng như nghệ,
không ai đoán ra đó là một thôn, xã hay thị trấn! Các cửa hàng cũng dùng rất ít
bóng đèn; nhà dân xây to, nhiều phòng cũng chỉ mở một hai bóng đèn  như
vừa đủ thấy đường đi.

Chúng
tôi nói đùa với nhau, điện đóm kiểu này hẳn là sản lượng sinh con phải tăng mỗi
năm vì xe tạt qua những trung tâm buôn bán hay các nơi hàng quán thì cũng chẳng
thấy sáng sủa hơn. Cứ thế càng thấy đường xa rất xa, không biết bao giờ mới
tới, đoán mò đoán đại với nhau "sắp đến rồi" cho đỡ sốt ruột. Tài xế
bảo khoảng 20g30 sẽ đến nơi, nhưng đồng hồ chỉ kim gần cận mà điện với đóm vẫn
mù mù lịt lịt, chả lẽ thành phố du lịch Siem Reap cũng tối hoe tối hoắt thế
này?!



<!--[endif]-->



Tới
gần 21g00, những đoạn đường đang tối nham nhở bỗng sáng hẳn lên, xanh xanh đỏ
đỏ đã lần lượt lướt qua trước mắt. Vào phố, ánh điện mắc trên cầu đang mời chào
cảnh Chợ Đêm mới yên chí Siem Reap cũng là một đô thị lớn đấy chứ. Xe vào bến
đỗ, bước xuống nhận hành lý đã thấy một biển ghi tên nhóm chúng tôi. Đó là xe
tuk-tuk của khách sạn (đã đặt chỗ) ra đón chúng tôi.



 


vietviettourism.com