25-03-2019 bởi Minh Hạnh

Một ngày khám phá địa đạo Củ Chi

Trong chuyến du lịch Sài Gòn, mình và đồng bọn đã có một ngày khám phá địa đạo Củ Chi rất thú vị với nhiều hoạt động, trò chơi hấp dẫn, lại có kiến thức bổ ích. Nếu muốn khám phá nơi này thì hãy note ngay lại những kinh nghiệm mình chia sẻ sau đây nhé!

1. Phương tiện di chuyển

Địa
đạo Củ Chi gồm 2 khu là địa đạo Bến Dược và địa đạo Bến Đình cách nhau 13 km. Lần
này mình lựa chọn tham quan quan khu địa đạo Bến Dược ở tỉnh lộ 15, ấp Phú Hiệp,
xã Phú Mỹ Hưng, TP Hồ Chí Minh, cách trung tâm thành phố 70 km.

Mình
đi theo nhóm đông và có người biết lái xe nên đã thuê ô tô tự lái để cho thoải
mái và tự do đi lại. Vì chưa biết đường nên bọn mình đi theo google map, đường
khá dễ đi nên không sợ lạc đường đâu.

Từ
trung tâm thành phố, bạn có thể di chuyển bằng xe bus cho tiết kiệm. Bạn đi bus
13 Bến Thành – Củ Chi hoặc tuyến 94 Chợ Lớn – Củ Chi đến bến xe Củ Chi. Sau đó
bắt bus 79 để đến địa đạo Bến Dược.

Ngoài
ra, bạn có thể đi taxi hoặc thuê xe máy cũng đều thuận tiện.

2. Giá vé ở địa đạo Củ Chi

Địa
đạo Củ Chi mở cửa đón khách du lịch vào 7h – 17h hàng ngày và mở cửa tất cả các
ngày trong tuần.

Giá
vé vào tham quan khoảng 20 – 30k/người.

Ngoài
ra, khi tham gia các trò chơi và một số hoạt động cũng cần mua vé. Giá vé chui
hầm là 20k/lượt và các trò chơi khác sẽ từ 50k trở lên.

3. Hành trình tham quan địa
đạo Củ Chi

Trong
chuyến đi đến địa đạo Củ Chi của bọn mình lần này có thêm một người bạn đồng
hành là anh Chánh – hướng dẫn viên ở đây. Anh Chánh là người hướng dẫn tham
quan, thuyết minh về địa đạo và kể những câu chuyện vô cùng thú vị về nơi đây bằng
phong cách rất hài hước. Nhờ đấy mà chuyến đi của mình có được nhiều thông tin
bổ ích và thêm phần lí thú.

Bắt
đầu hành trình là tham quan các loại bom, pháo của quân đội Mỹ và các loại vũ
khí du kích Củ Chi sử dụng trong chiến tranh. Đây mới chỉ là một phần số lượng
bom, pháo, nhìn vào đó mới thấy cuộc chiến tranh khốc liệt đến nhường nào.


Các loại bom, pháo được
trưng bày


đây còn tái hiện rất nhiều loại bẫy được sử dụng để bẫy địch trong chiến tranh ở
Củ Chi, đặc biệt là các loại hầm chông. Cảm giác sẩy chân xuống đây thì đi đời
luôn. Hiện tại, ở địa đạo vẫn chưa vô hiệu hóa hết các cạm bẫy nên các bạn nhớ
cẩn thận và đi theo hướng dẫn nhé!

Tiếp
tục đi vào sâu trong rừng, mình thấy thực sự thư thái với cây cối rợp bóng, tiếng
chim rừng líu lo. Anh Chánh đưa tụi mình đến hội trường được dựng bằng gỗ, tre và lợp
mái lá. Tại đây mình được xem phim tài liệu và nghe thuyết minh về lịch sử hình
thành, quá trình phát triển của địa đạo Củ Chi.


Anh Chánh đang thuyết minh về địa đạo Củ Chi

Ngoài
nhóm mình và vài đoàn khách Việt thì có nhiều khách Tây lắm. Họ nghe giới thiệu
về địa đạo Củ Chi cũng bất ngờ và khâm phục. Còn các anh chị hướng dẫn viên thì
“bắn” tiếng Anh như gió.


Gia đình người nước
ngoài chăm chú xem phim tài liệu

Sau
đó, tụi mình tiếp tục tham quan các mô hình như lán của bộ đội, trang phục trong
chiến tranh, các khu cứu thương, khu sản xuất, bếp hoàng cầm…

Điều
đáng trông đợi nhất trong hành trình là khám phá hầm và các công trình dưới
lòng đất. Đường hầm đầu tiên mình khám phá rất nhỏ, chỉ đủ cho một người chui
qua, phải ngồi xuống nhích từng bước và rất tối. Hơi sợ chút nhưng cực thú vị.

Tiếp
đến, mình khám phá các hầm như hầm của các đồng chí lãnh đạo, hầm hội họp, hầm
giải phẫu, nhà may quân trang, nhà cắt dép râu… Các hầm này thì rộng và ngắn
hơn, chỉ phải khom người ở vài đoạn thôi. Và mình thấy thực sự khâm phục những
chiến sĩ ở địa đạo Củ Chi khi có thể khắc phục khó khăn và tạo được những công
trình như thế.

Đến
đây thì khá mệt và đói bụng nên tụi mình dừng chân ăn khoai mì – món ăn dân dã
cứu đói ngày xưa. Khu phục vụ khoai mì có bàn ghế đặt giữa rừng, thoáng đãng,
có chỗ rửa tay, rửa mặt cho mát nữa. Không biết có phải do đói mà ăn khoai mì
chấm muối mè mình thấy ngon vô cùng, mấy đứa ăn vèo hết cả đĩa.


Khoai mì chấm muối mè,
muối lạc ăn vèo hết cả đĩa

Khám
phá hết khu chiến tích, tụi mình đến nhà bán hàng lưu niệm chiến tranh. Ở đây
có rất nhiều món đồ độc đáo được làm từ vỏ đạn, đôi dép râu của chú bộ đội ngày
xưa, các đồ mĩ nghệ truyền thống…

Khi
trở ra thì mình đến thăm Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược để thắp hương và tưởng
niệm các anh hùng liệt sĩ, đồng bào đã chiến đấu và hi sinh trong chiến tranh.
Khuôn viên của đền rất rộng có các bồn hoa, cây xanh và một ngọn tháp cao 9 tầng.
Đền chính khá lớn, rộng rãi trông cổ kính, uy nghiêm.


Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến
Dược

Lúc
này đã là gần 1h chiều nên tụi mình di chuyển ra nhà hàng Bến Dược ở ngay khu địa
đạo để ăn trưa. Không gian ở đây thoáng mát vì ở cạnh sông. Các món ăn mang
hương vị dân dã và nét đặc trưng nơi đây, nổi tiếng nhất là các món bò tơ.


Bữa trưa của mình tại
nhà hàng Bến Dược

Buổi chiều, tụi
mình tham gia các trò chơi giải trí ở đây. Mình thử tháo lắp súng và bắn súng đạn
thật. Nhưng chỉ bắn 1 phát thôi vì giá khá đắt và ai 18 tuổi mới được chơi. Sau
đó, nhóm mình tham gia đánh trận giả bằng súng sơn. Trò này thú vị và hồi hộp
phết! Cuối cùng thì đạp vịt trên sông cho thư giãn và ngắm nhìn cảnh vật.

Tầm 5h chiều
thì cả nhóm di chuyển ra xe để về thành phố, kết thúc 1 ngày khám phá địa đạo Củ
Chi.

4. Một số kinh nghiệm mình rút ra sau
chuyến đi

Trước hôm
mình đi 1 ngày có mưa lớn nên đất và dưới hầm vẫn hơi ẩm, di chuyển sẽ khá bẩn
đấy. Vì vậy, nên đến địa đạo Củ Chi vào mùa nắng và tham khảo thời tiết trước
khi đi để tránh trời mưa.

Nhớ mang theo
thuốc chống muỗi vì trong rừng nhiều muỗi lắm. Tụi mình quên không mang nên được
anh Chánh cho chai dầu gió bôi đỡ muỗi mà vẫn bị đốt sưng chân.

































































Nên chọn
trang phục thoải mái để dễ di chuyển. Mặc kín đáo 1 chút cho đỡ muỗi lại tránh
nắng. Có thể mang thêm quần áo vì chui hầm và chơi các trò chơi có thể bị bẩn.