1.Phương tiện
Đầu
tiên chúng ta sẽ phải tìm hiểu xem đến Vườn quốc gia Ba Vì bằng phương tiện gì.
Bạn có thể đi xe khách, ô tô, xe máy hoặc có cả xe bus đến Vườn quốc gia Ba Vì. Nếu bạn đi xe máy hoặc ô tô hoặc xe khách, bạn sẽ mất khoảng 200k một người. Với
xe bus, có hai tuyến là 71 và 214 để đến được trạm Xuân Khanh. Từ đây bạn sẽ bắt
xe ôm hoặc taxi đến Vườn quốc gia Ba Vì.
Đối
với những người bị say xe như mình thì xe máy là lựa chọn tuyệt vời nhất. Mình
đã đi thử cả hai cung đường từ Hà Nội đến Vườn quốc gia Ba Vì. Lần đầu, mình
cùng bạn xuất phát từ Thanh Xuân, đi đến Big C Thăng Long thì rẽ trái vào đại lộ
Thăng Long. Đi thẳng 30km rồi rẽ lên cầu vượt Hòa Lạc, tiếp đến Làng Văn hóa
theo biển chỉ dẫn đến xã Yên Bài và núi Ba Vì. Lần thứ hai mình đi theo quốc lộ
32, đi thẳng 37km rồi rẽ trái tại bến xe Sơn Tây và đến ngã tư Viện 105 thì đi
thẳng tiếp 9km tới ngã ba Tản Lĩnh, rẽ trái tiếp 3.5km là đến ngã 5 hình sao,
phía trước là Trạm bán vé vào Vườn quốc gia Ba Vì. Bạn có thể bật google map và
đi theo chỉ dẫn, dọc đường cũng có nhiều biển báo chỉ đường rất thuận tiện.
Điểm
lưu ý nếu bạn đi bằng xe máy là nên đổ xăng đầy bình, chọn xe số (nếu được)
thay vì xe ga vì Vườn quốc gia Ba Vì có những đoạn đèo núi rất dốc và quanh co.
Đường đèo quanh co
2.Về giá vé vào Vườn quốc gia Ba Vì
Giá
vé để vào trong Vườn quốc gia Ba Vì cũng khá phải chăng. Đối với người lớn là
60.000đ/người, giá vé học sinh là 10.000đ/người, giá cho người cao tuổi, tàn tật
là 30.000đ/người. Mình cầm theo thẻ sinh viên nên giá vào khá rẻ, 20.000đ/ người.
3.Cảnh quan
Vườn
quốc gia Ba Vì là nơi có sự đa dạng sinh học vô cùng lớn. Đây cũng là góc “sống
ảo” lí tưởng cho các bạn ưu thích chụp ảnh.
Thời
điểm thích hợp để các bạn đến tham quan là vào tháng 4 cho đến tháng 10, khi mà
mùa hoa dã quỳ đang nở rộ.
Khi
tới chân núi Ba Vì, bạn có thể rẽ phải đi hồ Tiên Sa cách đó 3km, rẽ trái là
Thiên Sơn Suối Ngà cách đó 5km và ở chính giữa là cổng Vườn quốc gia Ba Vì.
Hồ
Tiên Sa nằm dưới chân núi Tản, nhìn từ trên xuống như bức tranh thủy mặc với bạt
ngàn cây xanh trùng điệp.
Hồ Tiên Sa
Một
địa điểm “sống ảo” không thể bỏ qua đó chính là vườn xương rồng với phí vào là
10k/ người.
Vườn xương rồng đa dạng ẩn mình
trong vườn Quốc gia Ba Vì
Lên
cao thêm là đến đền Thượng, đây là nơi
thờ Đức Thánh núi Tản Viên Sơn Tinh. Đền Thượng ở độ cao 1227m là một thử thách
với các phượt thủ. Vào năm 2008, đền Thượng
được công nhận là di tích lịch sử- văn hóa cấp Quốc gia.
Đền Thượng
Nhà thờ cổ
Ở
độ cao 1296m là đền thờ Hồ Chủ Tịch trên đỉnh Vua. Đỉnh Vua là đỉnh cao nhất
nên các bạn phải chinh phục 1329 bậc thang để đến đây.
Đền thờ Hồ Chủ Tịch
4.Một số tips nhỏ khi đi tham quan vườn
Quốc gia Ba Vì:
Các
bạn nhớ cầm theo một số vật dụng cần thiết như dầu gió, thuốc xịt muỗi, các vật
dụng y tế đơn giản, đổ đầy xăng. Các bạn
nữ nên chọn cho mình những đôi giày thể thao hoặc bệt, không nên đi giày cao
gót, tránh trơn trượt và đau chân. Trang phục thì các bạn nên chọn đồ rộng rãi,
thoải mái và nhớ cầm thêm áo khoác mỏng. Cũng đừng quên cầm theo khẩu trang,
mũ, kính mắt và áo mưa. Và cuối cùng, các bạn nhớ cầm theo thức ăn và nước uống
cho chuyến đi của mình.
5.Đặc sản ở Ba Vì
Mua
gì về làm quà hẳn là câu hỏi của nhiều bạn. Sữa chua Ba Vì và bánh sữa Ba Vì là
hai lựa chọn của mình với giá cả phải chăng và rất nhiều quán dọc đường bán.
Ngoài ra các bạn có thể tham khảo thêm caramen, sữa chua uống…
Vườn
quốc gia Ba Vì luôn là địa điểm du lịch thích hợp cho những ngày cuối tuần ngắn
ngủi cho những ai muốn trốn khỏi sự ồn ào của chốn thành thị. Nơi đây vừa tiết
kiệm chi phí lại có những cảnh đẹp nên thơ mà mọi người không thể bỏ lỡ.