VŨNG TÀU
Place
Địa chỉ: BÀ RỊA - VŨNG TÀU, Bà Rịa - Vũng Tàu
Vũng Tàu, được gọi là "Pearl of the Orient" (Ngọc trai của Đông Dương), là một thành phố biển nằm ở phía Nam Việt Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 km. Với bãi biển dài, cát trắng mịn, và nền văn hóa đa dạng, Vũng Tàu là một điểm đến du lịch phổ biến trong nước và quốc tế. Thành phố này có một dãy núi non xanh bao quanh, tạo nên một khung cảnh độc đáo. Du khách có thể thư giãn tại bãi biển, tham gia vào các hoạt động nautic, thưởng thức ẩm thực biển, và tham quan các điểm du lịch lịch sử như Tượng Chúa Kito và Nhà hàng Sơn Hào. Vũng Tàu là nơi lý tưởng cho cuộc nghỉ ngơi và tận hưởng vẻ đẹp tự nhiên của biển cả cùng với sự tiện nghi và giải trí đa dạng.
Côn Đảo
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở ngoài khơi bờ biển Nam Bộ và cũng là đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam.
Quần đảo cách thành phố Vũng Tàu 97 hải lý theo đường biển. Nơi gần Côn Đảo nhất trên đất liền là xã Vĩnh Hải, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng, cách 40 hải lý. Côn Đảo từng được biết đến là nơi giam giữ và lưu đày tù nhân lớn nhất Đông Dương trước năm 1975. Ngày nay, Côn Đảo là điểm du lịch nghỉ dưỡng và tham quan với các bãi tắm và khu bảo tồn thiên nhiên Vườn quốc gia Côn Đảo.
Thắng cảnh suối Tiên
Thuộc thôn Chu Hải, xã Tân Hải, huyện Tân Thành, Thành phố Vũng Tàu. Cách trung tâm thành phố khoảng 20km, Suối Tiên Vũng Tàu là con suối chảy từ đỉnh núi Dinh cao hơn 500m. Dù được khai thác để trở thành địa điểm du lịch nhưng con suối này vẫn giữ được nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ, tự nhiên đầy hấp dẫn.
Hòn Bà
Hòn Bà là một đảo đá nhỏ gần bờ biển của phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Đảo Hòn Bà cách bờ khoảng 220 m, diện tích 5.450 m². Trên đảo có một ngôi miếu, gọi là Miếu Hòn Bà.Để di chuyển đến hòn Bà Vũng Tàu bằng đường bộ, phải chờ đúng thời điểm đến khi con đường trên biển xuất hiện. Vào đúng thời gian khi nước biển rút xuống, nơi đây sẽ để lộ ra một con đường biển siêu đẹp với nhiều tảng đá lớn nhỏ lởm chởm.
Ngoài việc du lịch tâm linh tại hòn Bà Vũng Tàu . Tại đây có nguồn không khí trong lành nên thảm thực vật rất phát triển với màu xanh của cây dương, dừa, cau và hoa sứ. Nơi này cũng là một trong số ít những địa danh không bị tác động bởi bàn tay con người
Địa đạo Long Phước
Nằm ở xã Long Phước, cách trung tâm thị xã bà Rịa 7km về phía Đông Bắc. Do có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự nên Long Phước luôn là địa bàn tranh chấp quyết liệt giữa ta với địch suốt hai cuộc kháng chiến.
Chính nơi đây đã hình thành hệ thống địa đạo nổi tiếng. Thực hiện Nghị quyết của chi bộ quân và dân Long Phước đã phát triển hệ thống địa đạo ở 5 ấp: Đông, Tây, Nam, Bắc và Phước Hữu. Các cụm địa đạo được nối với nhau bởi đường xương sống, có hầm bí mật chứa lương thực dự trữ với các công sự chiến đấu. Đường địa đạo xương sống cách mặt đất 2-3m, lòng địa đạo cao 1,5-1,6m, rộng 0,6-0,7m đảm bảo đi lại, vận chuyển dễ dàng. Địa đạo Long Phước là nơi ghi dấu truyền thống cách mạng hào hùng, là niềm tự hào, kiêu hãnh của thế hệ mai sau, là nơi thể hiện đường lối chiến tranh nhân dân mưu trí, sáng tạo của quân và dân tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong hai thời kỳ kháng chiến.
Hải Đăng Vũng Tàu
Hải Đăng Vũng Tàu là hải đăng tọa lạc trên đỉnh núi Nhỏ (hay còn gọi là núi Tao Phùng), thuộc phường 2, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Hải đăng Vũng Tàu được người Pháp xây dựng vào năm 1862 nhằm mục đích chỉ đường, báo hiệu cho các tàu thuyền qua lại, nằm ở độ cao là 149m so với mực nước biển. Đến năm 1913, người Pháp xây lại ngọn hải đăng này, dời độ cao ngọn hải đăng từ độ cao 149m lên đến độ cao 170m. Hải đăng Vũng Tàu là một trong những hải đăng cổ xưa nhất Việt Nam và Đông Nam Á.
Linh Sơn cổ tự
Linh Sơn Cổ Tự là một ngôi chùa tọa lạc tại 104 Hoàng Hoa Thám, Vũng Tàu. Ngôi chùa được xây năm 1919 trên Núi Nhỏ nhưng do bị người Pháp chiếm dụng để xây hoa tiêu nên một ngôi chùa khác đã được xây ở địa điểm hiện nay và tồn tại đến ngày nay. Đây là ngôi chùa cổ nhất Vũng Tàu.
Linh sơn cổ tự tuy không đồ sộ, rộng lớn nhưng là ngôi chùa lâu đời nhất ở Vũng Tàu nằm trên đường Hoàng Hoa Thám,phường 2 thành phố Vũng Tàu.
Thời kì đầu chùa được xây dựng trên triền núi nhỏ nhưng năm 1919 khu vực này bị người dân Pháp chiếm dụng để xây cất biệt thự cho hoa tiêu của họ ở. Ngay sau đó một ngôi chùa khác đã được xây dựng và tồn tại cho tới ngày nay.
Thích Ca Phật Đài
Thích Ca Phật Đài Vũng Tàu tọa lạc tại số 608 đường Trần Phú, phường 5, thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.Kiến trúc Thích Ca Phật Đài nằm trên mạn sườn phía Bắc của Núi Lớn, nổi bật với bức tượng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni tọa thiền. Cổng lớn quay về hướng đường Trần Phú. Toàn thể khuôn viên cụm kiến trúc rộng 28 hecta, bao gồm một quần thể các chùa (Hộ pháp, Thiền Lâm, Di Lặc và Viên Thông) và các cụm vườn tượng diễn tả cuộc đời Đức Phật.
Vẻ đẹp của Thích Ca Phật Đài chính là sự kết hợp giữa kiến trúc tôn giáo và phong cảnh thiên nhiên. Toàn bộ khuôn viên Thích Ca Phật Đài như một vầng trăng khuyết chia thành ba cấp theo hình tháp, cao dần từ 3 m đến 29 m so với mực nước biển. Cấp 1 là Tam quan và khu vườn hoa. Cấp 2 là khu nhà mát và nhà trưng bày truyền thống. Cấp 3 là Thiền Lâm tự và khu Phật tích, bao gồm các công trình kiến trúc-điêu khắc,có rất nhiều tượng lớn nhỏ trong đó nổi bật nhất là tượng Kim Phật Tổ cao hơn 10m, bên trong có 16 viên xá lợi của Đức Phật.
Bạch Dinh
Khu di tích Bạch Dinh nằm ở số 4-6 đường Trần Phú, phường 1, thành phố Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.Bạch Dinh là một tòa biệt thự cổ được phủ lên một màu trắng sang trọng, có mặt tiền hướng biển bãi Trước. Căn biệt thự này bao gồm 3 tầng lầu với bề dài khoảng 25m và chiều cao khoảng 19m. Nhìn từ xa sẽ cảm giác đây là một ngôi nhà cổ ở phương Tây bởi những chi tiết đặc trưng như của vòm cong, mái ngói, cửa gỗ và một số hoa văn điêu khắc mang đậm phong cách phương Tây.
Rừng nguyên sinh Bình Châu
Khu rừng cấm quốc gia Bình Châu - Phước Bửu nằm dọc theo ven biển, thuộc phía nam huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Khu rừng này trải dài trên đại phận 5 xã Bình Châu, Bưng Riềng, Bông Trang, Xuyên Mộc và Phước Bửu, với tổng diện tích hơn 11.000 ha. Địa hình rừng cấm tương đối bằng phẳng, những ngọn đồi thoải dần xen lẫn những vạt rừng tươi tốt và hệ thống hồ nước ngọt tự nhiên đã tạo lên cảnh quan tuyệt đẹp. Địa hình rừng Bình Châu-Phước Bửu tương đối bằng phẳng. Ở phía tây có một vài ngọn núi cao từ 100 đến 150m và những quả đồi thoai thoải xen lẫn với những bàu nước ngọt tự nhiên. Các bàu, hồ nước ngọt hoang sơ ven biển như hồ Cốc, hồ Tràm, hồ Linh, bàu Bàng, bàu Nhám ngày nay được xây dựng thành những điểm tham quan du lịch, tắm biển nổi tiếng của huyện Xuyên Mộc.
Hồ Tràm
Hồ Tràm được mệnh danh là “Lá phổi xanh” khi sở hữu rừng nguyên sinh Bình Châu - Phước Bửu rộng 11.293 ha và có thảm thực vật phong phú, quý hiếm.
Bãi biển rất hoang sơ, trong xanh, sạch đẹp từng được công nhận là một trong những bãi biển hoang sơ đẹp nhất thế giới do kênh truyền hình nổi tiếng Mỹ CNN Go bình chọn.
Thời điểm thích hợp để ghé thăm hồ Tràm là vào mùa khô từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau.
Biển Hồ Tràm có màu xanh ngọc, trong vắt đến tận đáy, xung quanh hầu như không có màu sắc của đô thị hiện đại mà chỉ là thiên nhiên hoang sơ. Men theo bờ biển là rừng dương cao vút, soi bóng xuống bãi cát trắng mịn.
Dinh Cô
Đền Dinh Cô tọa lạc tại khu đất trống thuộc bờ biển thị trấn Long Hải, Long Điền, Vũng Tàu. Ngôi đền có kiến trúc rất đẹp và diện tích rộng lớn. Khuôn viên đền gồm có khu chính điện và khu thờ chúa Cậu, Phật Mẫu. Ngôi đền được xây dựng và địa điểm thờ cúng của người dân Vũng Tàu. Mỗi khi ra khơi, người dân chài lưới ở Long Hải tới đền Dinh Cô thờ cúng cầu cho mưa thuận gió hòa và đánh bắt được nhiều tôm cá. Vào năm 1995 đền Dinh Cô được công nhận là di tích văn hóa, lịch sử cấp quốc gia.
Thời điểm đi đền Dinh Cô Vũng Tàu thu hút đông đảo du khách gần xa là vào ngày lễ, từ mùng 10 tới 12/2 Âm lịch hàng năm. Lễ hội Dinh Cô được tổ chức với quy mô rộng lớn và có nhiều hoạt động đặc sắc .
Bản đồ đến VŨNG TÀU
NGƯỜI ĐĂNG ĐIỂM ĐẾN
Tuổi: 24
Giới tính:
Thông tin: