17-03-2019 bởi Nguyễn Thu Hằng

Chinh phục nóc nhà Lai Châu – cao nguyên Sìn Hồ

Nếu bạn muốn tìm hiểu văn hóa miền cao cũng như thưởng ngoạn cảnh sắc Tây Bắc thì không thể bỏ qua cao nguyên Sìn Hồ.Cùng đến khám phá “Sa Pa thứ hai tại miền Tây Bắc Việt Nam”, cao nguyên Sìn Hồ - nóc nhà của tỉnh Lai Châu.

1.Cao nguyên Sìn Hồ ở đâu?

Cao
nguyên Sìn Hồ thuộc huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu.
Sìn Hồ là huyện
nằm ở giữa tỉnh Lai Châu, phía bắc giáp Vân Nam - Trung Quốc, phía nam là huyện
Tủa Chùa, phía đông là huyện Phong Thổ, phía tây là huyện Mường Tè. Nơi đây nằm
cách trung tâm thành phố Lai Châu khoảng 60km. Cao nguyên nằm trên độ cao hơn
1500m.


Cao nguyên Sìn Hồ

Một
ngày ở đây có thời tiết như cả bốn mùa trong năm với nhiệt độ trung bình khoảng
18 độ C . Cao nguyên nằm giữa những núi đá, những cánh rừng nguyên sinh và có
mây mù quanh năm nên khí hậu vô cùng mát mẻ. Cảnh sắc đặc trưng ở cao nguyên
Sìn Hồ là những thửa ruộng bậc thang uốn lượn, những bản làng thấp thoáng bên
sườn những ngọn núi mờ sương. Đây là nơi sinh sống của rất nhiều dân tộc khác
nhau nên thường có những phiên chợ đầy màu sắc, họp vào chủ nhật mỗi tuần.


Bản làng thấp thoáng trong mây

Sìn
Hồ có mạng lưới sông, suối khá dày đặc và vô cùng đa dạng. Nhìn trên bản đồ Việt
Nam sẽ thấy một chấm son Lai Châu . Cao chót vót trên chấm son vùng sơn cước ấy
chính là Sìn Hồ. Theo tiếng bản địa thì “sìn hồ” nghĩa là nơi tập trung nhiều
con suối.Có hai dòng sông chảy qua nơi đây là sông Đà và sông Nậm Na. Ngoài ra
còn có nhiều con suối lớn như suối Nậm Mạ, suối Nậm Múng, Nậm Tăm, Phiêng Ớt.
Trong huyện có 8 xã nằm ở khu vực thủy điện Sơn La.  Điều kiện địa hình, khí hậu, thủy văn, sông
ngòi vô cùng thuận lợi cho việc phát triển kinh tế và phát triển du lịch sinh
thái, thắng cảnh, nghỉ dưỡng.


Cảnh sắc tuyệt đẹp trên cao nguyên
Sìn Hồ thu hút du khách du lịch

2. Đường lên Sìn Hồ

Nếu
xuất phát từ Hà Nội để đến thị xã Lai Châu thì bạn có thể đi theo lộ trình Hà Nội
– Lào Cai – Sa Pa – Ô Quy Hồ - Lai Châu. Hoặc cũng có thể đi theo tuyến đường
Hà Nội – Phú Thọ - Yên Bái – Mù Cang Chải – Lai Châu. Từ thị xã Lai Châu, bạn
đi ngang qua nhiều khu rừng rậm với những thung lũng, khe suối cùng hệ thống
hang động để lên Sìn Hồ.

Nếu
xuất phát từ Điện Biên thì đi theo quốc lộ 12 đến Mường Lay , khi đến ngã ba
Chăn Nưa thì rẽ vào tỉnh lộ 128 rồi đi dọc theo sông Đà, qua đèo Ma Thì Hồ,
Chăn Nưa thì tới Sìn Hồ.

3.
Làm gì khi lên cao nguyên Sìn Hồ?

Cả
bốn mùa quanh năm đều là thời gian lí tưởng để bạn đi du lịch Sìn Hồ. Mỗi mùa lại
có một vẻ đẹp, một thứ thu hút riêng với du khách. Mùa xuân để ngắm hoa mận nở
trắng xóa. Mùa hè và thu là thời điểm thích hợp nhất để săn mây Sìn Hồ. Mùa
đông là lên ngắm  tuyết rơi. Nơi đây có khí hậu mát mẻ quanh năm nên rất
thích hợp trồng những hoa quả ôn đới như đào, mận, lê…


Lê nở trắng xóa Sìn Hồ

Du
khách khi đến đây sẽ vô cùng ngỡ ngàng khi nhìn thấy những đỉnh núi bị mây mù bao phủ quanh năm. Cảnh tượng hiện ra vừa hoang sơ, vừa hùng vĩ khiến ta như lạc
vào chốn bồng lai tiên cảnh.


Biển mây trên cao nguyên Sìn Hồ

Khi
đi sâu vào bản làng Pú Đao, Tà Ghềnh, Hoàng Hồ, Tả Phìn, Phăng Xô Lin của người
Dao, người Mông bên những vách núi, bạn sẽ vô cùng sửng sốt với một khung cảnh
như trong truyện cổ tích. Đó là những mái nhà gỗ nhỏ xinh ẩn hiện trong sắc
xanh của núi, của rừng.

 


Những ngôi nhà thấp thoáng bên sườn
núi

Người
ta thường bảo đến Sìn Hồ là phải đến bản Pú Đao. Bản nằm chót vót trên núi cao,
vắt ngang những con đèo ngoằn ngoèo . Để đi đến Pú Đao, bạn phải đi qua cầu Lai
Hà- bắc ngang phụ lưu sông Đà. Từ đây bạn sẽ nhìn thấy những ngôi nhà sàn người
Thái ẩn mình dưới hàng dừa và những đám mây.


Làng Pú Đao – cao nguyên Sìn Hồ

 

Du
khách đến với cao nguyên Sìn Hồ còn có thể tham gia những phiên chợ. Những người
dân đến phiên chợ mang theo những hàng hóa mà họ làm ra với mong muốn đổi được
món đồ khác hoặc bán đi kiếm tiền mua đồ. Họ mặc những bộ váy thổ cẩm đủ màu sắc.
Phiên chợ rộn rã tiếng cười đùa, tiếng mua bán. Tất cả mang đến một bức tranh
ngập tràn sắc màu, mang đậm chất văn hóa nơi vùng cao.


Chợ phiên mang đậm nét dân tộc vùng
cao

Tiếp
tục, du khách có thể ghé thăm quần thể hang động Pu Sam Cap ở cao nguyên Sìn Hồ.  Đây là quần thể với nhiều hang động nằm trên
hệ thống núi Pu Sam Cap có độ cao lên tới 1700m so với mực nước biển. Vẻ đẹp
nguyên sơ khiến du khách ngỡ ngàng.


Pu Sam Cap – Tây Bắc đệ nhất động

Một
điểm thu hút khách du lịch khi ghé thăm Sìn Hồ nữa là những ruộng bậc thang lúa
chín vàng ở các bản làng Tà Ghềnh, Hoàng Hồ, Tả Phìn.. cùng những cổng trời,
núi Tiên Ông hay núi Ô Đá gắn với bao truyền thuyết li kì và lí thú.


Những ruộng bậc thang no đủ của người
dân Sìn Hồ

Trong
những năm gần đây , khi đến với Sìn Hồ, du khách còn được chăm sóc sức khỏe nhờ
dịch vụ tắm lá thuốc, xoa bóp và bấm huyệt do một danh y người dân tộc Mông thực
hiện. Dung dịch để ngâm tắm là loại nước có màu đen sánh được nấu từ 10 loại
cây thuốc hái từ trên núi . Du khách có thể thư giãn trong dung dịch nước thuốc
nóng 40 độ C trong chiếc thùng gỗ thơm nồng ngai ngái.


Du khách thoải mái khi tắm lá thuốc

Cao
nguyên Sìn Hồ với khí hậu mát mẻ, cảnh vật đặc sắc cùng những món ăn mang 
đậm
nét vùng cao như trâu quấn lá lốt, dê hấp, lợn bản, cá suối… là những món ngon
du khách nên thử qua. Sìn Hồ hứa hẹn sẽ là điểm du lịch không thể bỏ qua trong
chuyến hành trình đến Tây Bắc.