02-05-2019 bởi Giang Giang

Chùa Bắc Nga, Lạng Sơn - Nơi đất lành tiên hạ giới

Chùa Bắc Nga còn có tên gọi khác là Tiên Nga Tự, thuộc địa phận thôn Bắc Nga, xã Gia Cát, huyện Cao Lộc. Đây là địa danh du lịch kết hợp cúng bái cầu bình an khi đến Lạng Sơn.

1. Đường đến chùa Bắc Nga

Lạng Sơn thuộc vùng Đông Bắc nước ta, cách thủ đô Hà Nội khoảng 157 km.

- Nếu đi xe máy: bạn hãy di chuyển qua cầu Chương Dương, đi theo đường Nguyễn Văn Cừ, qua cầu chui Giao Lâm đến bùng binh QL5 rồi rẽ phải đi theo đường Nguyễn Văn Linh khoảng 9 km sau đó rẽ trái để lên cầu Thanh Trì, tiếp theo bạn nhập vào đường QL1 đi qua lần lượt các cầu vượt và cầu đến đường Hùng Vương, đi vào đường Đinh Tiên Hoàng là đến trung tâm thành phố Lạng Sơn Lạng Sơn.


- Nếu đi ô tô: hãy di chuyển theo hướng Cầu cạn trên cao, lên Cầu Thanh Trì rồi nhập vào đường QL1 đi theo chỉ dẫn như trên đến Lạng Sơn. Nếu không lên cầu Thanh Trì, bạn cũng có thể đi theo hướng Cầu Vĩnh Tuy rồi đi đường Nguyễn Văn Linh (QL5) di chuyển đến QL1A qua QL279n qua QL1B để đến Lạng Sơn.


Nếu đi tàu hỏa từ Hà Nội lên Lạng Sơn: bạn hãy đi tuyến ĐĐ3 hoặc HDR1: Hà Nội-Lạng Sơn-Đồng Đăng. Tàu ĐĐ3 chạy lúc 6h sáng, đến Lạng Sơn lúc 11h07, giá vé 68,000đ; còn tàu HDR1 chạy lúc 9h45 và đến Lạng Sơn lúc 12h57, giá vé 100,000đ.


- Nếu đi xe khách: bạn có thể ra bến Gia Lâm, Mỹ Đình hoặc Lương Yên để đón xe. Giá vé dao động từ 100.000 - 170.000VNĐ/người, giá tùy vào chất lượng nhà xe như thế nào. Xe khách Hà Nội – Lạng Sơn chạy thường xuyên trong ngày.


Mình khuyên bạn nên đi xe khách hoặc tàu hỏa vì đây là 2 sự lựa chọn an toàn nhất mà rẻ.

Sau khi đã đến Lạng Sơn hãy đi theo đường quốc lộ 4B từ Lạng Sơn đi Lộc Bình, Đình Lập, Quảng Ninh. Chùa Bắc Nga cách thành phố khoảng 11-12 km.


2. Chùa Bắc Nga có gì thu hút?



















Ngôi chùa nằm trên sườn đồi rộng thoai thoải, lưng tựa núi, mặt hướng ra
quốc lộ 4B và dòng sông Kỳ Cùng uốn lượn tạo nên thế “Rồng chầu hổ phục”. Đây
là một địa thế vô cùng đẹp theo thuyết phong thủy. Kiến trúc trong chùa bài trí
đơn giản gồm tượng Phật, tượng ông Thiện ông Ác, một số tượng nhỏ trên ban thờ
Tam Bảo cùng một số văn bia ghi lại nguồn gốc thành lập và quá trình công đức,
trùng tu ngôi chùa. Tuy không thật sự bề thế và hoành tráng như nhiều ngôi chùa
khác nhưng chùa Bắc Nga từ lâu đã nổi tiếng linh thiêng, thu hút rất nhiều du
khách thập phương đến nguyện cầu.


 Chùa Bắc Nga cây cối xanh tốt

Bởi lẽ, theo truyền
thuyết, xưa kia đây là vùng đấy hoa tươi cỏ lạ, cây cối xanh tốt, sông Kỳ Cùng
uốn lượn hữu tình, khung cảnh thiên nhiên cô cùng nên thơ, sống động nên các
tiên nữ thường ngao du hạ giới để chiêm ngưỡng cảnh đẹp. Có một nàng tiên còn đắm
say cảnh đẹp nơi đây đến nỗi không muốn về thượng giới nữa. Vì thế, dân làng liền
góp công xây dựng miếu thờ Tiên, mong được cuộc sống bình an, hạnh phúc và lấy ngày 15
tháng Giêng hàng năm để làm lễ hội Chùa, mời Tiên, mời Phật về phù hộ cho dân
làng
.

 

Chùa Bắc Nga tấp nập người đến
cầu bình an

3. Lễ hội chùa Bắc Nga – thời điểm thích hợp nhất để du lịch

Lễ hội chùa Bắc Nga được tổ chức vào 15 tháng Giêng, là một trong
hai lễ hội truyền thống lớn nhất của huyện Cao Lộc, thu hút đông đảo người dân
trên địa bàn và du khách thập phương đến với lễ hội
, phần là để thành
tâm khấn bái, phần là để ngắm phong cảnh hữu tình, vui chơi giải trí và thưởng
thức món ăn ngon đặc sắc ở nơi đây.


Lễ hội chùa Bắc Nga được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội.

- Phần Lễ được chuẩn bị rất chu đáo. Người dân chuẩn bị đầy đủ các lễ vật
như mâm xôi, gà, lợn quay, mâm ngũ quả để tổ chức dâng hương cầu khấn xin âm
dương, trình Thánh, trình Tiên, cầu cho dân làng được tài lộc, sức khỏe, mùa màng
bội thu, mọi người đều được an lành, hạnh phúc và xin phép Thánh, Tiên cho dân
làng được mở hội an vui trên địa bàn.


Lễ rước chùa Bắc Nga










- Phần Hội là phần thích thú nhất đối với khách du
lịch. Tại lễ hội sẽ diễn ra rất nhiều các trò chơi dân gian phong phú, độc đáo
thể hiện bản sắc văn hóa riêng của vùng đất này. Các trò chơi như múa sư tử,
múa võ dân tộc, tung còn, nhảy bao, hát dân ca, hát Si, hát Lượn, hát Then diễn
ra trong lễ hội. Đây cũng là dịp để mọi người dân phô diện những bộ quần áo dân
tộc Tày, Nùng, Dao sặc sỡ với những trang trí hoa văn thật tinh tế do chính bàn
tay họ làm ra. 


Múa sư tử tại lễ hội chùa Bắc
Nga

Phần ăn uống trong lễ hội
cũng là một thú vui. Lợn quay cả con, rượu men lá, bánh trái và các loại rau, hạt,
quả là lạ luôn bày sẵn sàng để đáp ứng đủ mọi nhu cầu của khách thập phương.




Những món ngon không thể bỏ qua khi đến Bắc Nga, Cao Lộc,
Lạng Sơn



- Vịt quay lá móc mật: vịt quay lá móc mật là món ngon có tiếng ở Lạng
Sơn. Thịt vừa mềm, béo ngậy, lại có mùi thơm của lá móc mật. Khi ăn chấm với phần
nước đọng trong vịt sau khi quay, thêm xì dầu và ớt, kết hợp với măng chua tạo
ra hương vị khó cưỡng.

 

Vịt quay lá móc mật

- Phở chua: nếu bạn
đã hơi ngán món phở bò ở Hà Nội, vậy thì nhất định phải thử món phở chua xứ Lạng.
Phở chua truyền thống ở đây được làm vô cùng cầu kỳ với hơn chục loại nguyên liệu:
bánh phở, gan lợn, dạ dày, thịt ba chỉ, xá xíu, 
lạp xưởng, bột chao, khoai lang,… Chẳng ai biết chúng được làm thế nào,
nhưng vị bùi của khoai lang và lạc, vị ngậy của xá xíu, xị cay của ớt, vị man
mát của dưa chuột,…tất cả hòa quyện tạo nên một món phở "ăn là nghiền".


Phở chua xứ Lạng

- Bánh coóng phù: Nếu no
bụng rồi mà vẫn thòm thèm một cái gì đó, bạn có thể thử món bánh coóng phù. Đây
là loại bánh khá giống bánh trôi vì vỏ bánh cũng được làm từ bột nếp với phần
nhân là đường nâu. Nhưng bánh được ăn kèm với nước nấu từ đường hoa mai và gừng,
rắc thêm ít dừa và lạc, vị thơm nức mũi.


Bánh coóng phù

Ngoài
ra, Lạng Sơn còn rất nhiều món ngon đáng để bạn thử như khâu nhục, bánh cuốn trứng,
bánh mì nướng, bánh áp chao,…

Chúc bạn có một chuyến đi thú vị!