Con đường gốm sứ được khởi công xây dựng từ năm 2008 với chiều dài 4000m
với tổng diện tích khoảng 7000m2. Đây là một bức tranh gốm lớn chạy dài trên đê
sông Hồng từ cửa khẩu An Dương đến cửa khẩu Vạn Kiếp theo các chủ đề được lấy cảm
hứng từ lịch sử dân tộc. Dự án được thực hiện bởi nhà báo Nguyễn Thu Thủy. Con
đường gốm sứ ra đời là sản phẩm của tình yêu đất nước, niềm tự hào với lịch sử
ngàn năm văn hiến.
Con đường gốm sứ ven sông
Ý tưởng xây dựng con đường gốm sứ
Dải đê sông Hồng chạy qua nội thành Hà Nội đã được bê tông hóa, bảo vệ
thủ đô. Nó gắn với cuộc sống, sự thay đổi, chứng kiến những thời khắc hào hùng
của người dân Việt Nam. Nó cũng là nơi chứng kiến dòng chảy sông Hồng, dòng
sông quan trọng của Hà Nội. Nhưng vào thời điểm năm 2000, những hình ảnh của
con để trở nên không đẹp. Tác giả sau khi chứng kiến cuộc khai quật khảo cổ ở
Hoàng thành Thăng Long cuối năm 2003, chứng kiến những đầu rồng, đâu phượng,
viên gạch trang trí hoa cúc dây thời Lý, thạp gốm thời trần, bình gốm men thời
Lê,… tác giả đã nghĩ đến ý tưởng. Ý tưởng muốn lưu lại dòng chảy lịch sử hào
hùng theo một cách đặc biệt giữa lòng thành phố được nhen nhóm. Từ đó, Con đường
gốm sứ mới được ra đời.
Con đường gốm sứ được khánh thành trước đại lễ 1000 năm Thăng Long
Dòng chảy lịch sử 4000 năm lịch sử trên
4000m tường
Con đường gốm sứ được tiến hành thực hiện bao gồm 21 đoạn trường theo
các chủ đề: Tôn vinh di sản nghệ thuật của cha ông thông qua các ngôn ngữ các họa
tiết theo dòng chảy lịch sử từ Đông Sơn qua Lý, Trần, Lê, Nguyễn, tái hiện các
nét đặc trưng văn hóa tiêu biểu trên thổ cẩm. Có rất nhiều tranh gốm của các em
thiếu nhi Việt Nam và quốc tế với chủ đề Hà Nội – thành phố vì hòa bình. Mỗi thời
kỳ lại có những nét đặc trưng văn hóa riêng biệt, con đường với các đoạn tái hiện
lịch sử tạo nên điểm nhấn vô cùng đặc sắc cho Hà Nội xinh đẹp của chúng ta. Những
hình ảnh lịch sử rất quen thuộc như thần kim quy, họa tiết hạc trên trống đồng
Đông Sơn, Khuê Văn Các, chùa Một Cột,… lần lượt được tái hiện một cách chân thực
nhưng mang đầy chất nghệ thuật bằng những viên gốm nhỏ. Thật tỉ mỉ và kỳ công.
Tạo hình với những sự kiện lịch sử quan trọng
Dự án con đường gốm sứ đã thu hút hơn 20 họa sĩ trong nước, 15 họa sĩ quốc
tế, 500 em thiếu nhi Việt Nam và quốc tế, 50 sinh viên mĩ thuật, hơn 100 nghệ
nhân và thợ thủ công ở nhiều làng gốm truyền thống nổi tiếng như: Bát Tràng, Chu
Đậu, Bình Dương, Vĩnh Long, Bàu Trúc,.... Đến khi hoàn thành, Con đường gốm sứ
đã hân hạnh được trao tặng giải thưởng Bùi Xuân Phái. Đến năm 2010, con đường gốm
sứ được Tổ chức Guinness thế giới công nhận là bức tranh gốm dài nhất thế giới.
Đây không chỉ là công trình lịch sử, làm đẹp thủ đô mà còn là niềm tự hào của
dân tộc.
Con đường gốm sứ - nơi hội tụ tinh hoa
ngàn năm văn hiến
Thủ đô Hà Nội với bề dày hàng ngàn năm lịch sử, trải qua nhiều thăng trầm,
là mảnh đất chứa đựng nhiều nét tinh hoa văn hóa không đâu có được. Chính vì thế,
những địa danh với bề dày lịch sử luôn hiện hữu. Tuy không lịch sử lâu đời, những
con đường gốm sứ lại là nơi tái hiện được chiều dài lịch sử ngàn năm. Không chỉ
đẹp, con đường gốm sứ còn khiến mỗi người dân Việt Nam khi ngắm nhìn cảm thấy
thật tự hào, hạnh phúc và thêm yêu lịch sử dân tộc.
Nơi hội tụ tinh hoa ngàn năm văn hiến
Đây chính là công trình đưa giới thiệu những tinh hoa văn hóa dân tộc với
bạn bè thế giới. Khơi dậy niềm tự hào dân tộc, gợi nhắc về thủ đô ngàn năm văn
hiến. Rồi đây, con đường gốm sứ sẽ là một chứng nhân lịch sử, chứng kiến những
mảnh đời người dân thủ đô, cũng như sự chuyển mình của thủ đo ngàn năm văn hiến.
Đến thăm con đường gốm sứ, bạn sẽ như được trở lại những năm tháng hào
hùng, bị tráng của dân tộc. Ngắm nhìn con đường gốm sứ, bạn sẽ không khỏi xúc động,
trầm trồ, thán phục và thêm yêu đất nước, thủ đô ngàn năm.