14-03-2019 bởi Minh Hạnh

Đền Trung Đô - nét đẹp tâm linh ở Bắc Hà

Đền Trung Đô là di tích lịch sử cấp quốc gia ở Bắc Hà - Lào Cai. Tồn tại hơn 300 năm, ngôi đền không chỉ mang giá trị lịch sử, tâm linh to lớn mà còn là nét đẹp không gian văn hóa của người dân nơi đây.

1. Hướng dẫn đến đền Trung
Đô


Đền Trung Đô ở Bắc Hà, Lào Cai

Đền
Trung Đô nằm trong một thung lũng của làng Trung Đô, xã Bảo Nhai, huyện Bắc Hà,
tỉnh Lào Cai. Từ Hà Nội, bạn phải đi tàu hoặc xe khách đến Lào Cai rồi từ đây bắt
xe đến đền Trung Đô.

Đi
tàu Hà Nội – Lào Cai mất khoảng 8 tiếng bằng 1 giấc ngủ, giá vé khoảng 540k/vé
khứ hồi. Bạn nên chọn chuyến muộn vào ban đêm, lên tàu ngủ 1 giấc và sáng mai
có mặt tại Lào Cai.

Bạn
cũng có thể đi xe khách lên Lào Cai với giá vé khoảng 200k/vé. Di chuyển bằng
xe khách sẽ rẻ, thuận tiện và tiết kiệm thời gian (đi khoảng 6 tiếng) hơn một
chút, lại còn được ngắm nhìn cảnh vật dọc đường đi.

2. Khám phá đền Trung Đô

Đền
Trung Đô có địa thế đầy đủ sông, núi và điều kiện phong thủy, đây còn là nơi hợp
lưu giữa suối Nậm Thiên ở phía Bắc, suối Nậm Khòn ở phía Đông và sông Chảy ở
phía Tây. Tất cả tạo nên cho ngôi đền vẻ uy nghi, trang trọng. Năm 2008, đền
Trung Đô được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận là di tích lịch sử - văn
hóa cấp quốc gia.


Đền Trung Đô - di tích lịch sử, văn hóa cấp quốc gia

Nơi
đây được biết đến là nơi thờ tự của Quốc công Vũ Văn Uyên sau được phong Khánh
Bá Hầu và tướng quân Gia Quốc Công Vũ Văn Mật sau được phong An Tây Vương, do
xây thành đắp lũy trên gò Bầu nên được nhân dân tôn xưng là Chúa Bầu hay Vua Bầu.
Vũ Văn Mật là một người gan dạ, khỏe mạnh, sống vào thời Lê khoảng những năm từ
1516 trở đi. Ông là một vị tướng trung quân ái quốc, luôn đặt vận mệnh đất nước
lên trên tất cả, cũng là người có công xây dựng căn cứ bảo vệ biên cương và
phát triển vùng Trung Đô, Bắc Hà.


Tượng thờ Gia Quốc công Vũ Văn Mật tại đền Trung Đô

Ngôi
đền hiện nay có 3 gian thờ với diện tích là 30m2. Tồn tại hơn 300 năm, đền
Trung Đô đã cùng mảnh đất và con người nơi đây trải qua bao thăng trầm của lịch
sử và cũng bị tàn phá không ít nên không còn giữ nguyên trạng. Nhưng những dấu
tích và công trình còn sót lại như những tảng đá kê chân cột, gạch ngói, những
tảng đá được chạm trổ tinh hoa… cũng đủ để minh chứng cho một thời vàng son.


Gian thờ chính của đền thể hiện sự trang nghiêm

Gian
chính điện là bàn thờ của Quốc công Vũ Văn Uyên và Gia Quốc công Vũ Văn Mật
cùng các tướng sĩ dưới trướng ông. Một bên ban chính điện là bàn thờ của Nhân
Quốc công Vũ Công Kỷ. Bên còn lại là gian thờ Bà Chúa Bầu danh tướng dưới thời
Hai Bà Trưng và Bà Chúa Bầu họ Vũ – phó tướng dưới danh cha là Gia Quốc công Vũ
Văn Mật.

Đền
Trung Đô lưu giữ nhiều cổ vật vô giá có niên đại từ thế kỷ 18. Do sự tàn phá của
thời gian và chiến tranh nên nhiều cổ vật đã thất lạc hoặc hư hỏng. Hiện tại, ở
ngôi đền còn 28 viên đá tảng được chạm khắc những họa tiết như người, vượn,
chim công vô cùng tinh tế, độc đáo. Ngoài ra còn có 20 bát hương làm bằng sứ vô
cùng giá trị.


Một góc ở đền Trung Đô

Tuy
không phải là công trình kiến trúc lớn nhưng đền Trung Đô lại mang nét đẹp
riêng, nét đẹp của tinh thần và những giá trị tâm linh.

Không
chỉ là ngôi đền linh thiêng, ở đây còn lưu giữ không gian văn hóa của vùng đất
này. Hàng năm, cứ đến rằm tháng giêng, người dân Trung Đô lại tổ chức lễ hội rất
long trọng, vừa thể hiện nét đẹp văn hóa, vừa tạo cho ngôi đền sự uy nghiêm và
linh thiêng hơn. Lễ hội được tổ chức theo quy mô cấp xã và 5 năm tổ chức cấp
huyện 1 lần. Gồm 2 phần: phần lễ được tổ chức theo truyền thống địa phương và
phần hội là các hoạt động văn nghệ, trò chơi dân gian như ném còn, kéo co, đẩy
gậy, đánh quay... Vào ngày rằm tháng 7 âm lịch, lễ hội xuống đồng lại được mở
ra tại khu vực đền cầu cho mùa màng bội thu.


Lễ hội tại đền Trung Đô

Đến
làng Trung Đô, bạn không chỉ được khám phá nét đẹp tâm linh tại đền Trung Đô mà
còn có cơ hội khám phá nhiều nét đẹp văn hóa, lịch sử khác như đình làng, thành
cổ Trung Đô, cây gạo Nàng Niến, hòn đá thề, rùa đá, ao sen…

3. Khám phá thêm những điều
thú vị khi đến đền Trung Đô

Đến
thăm đền Trung Đô, bạn sẽ được thưởng thức nhiều món ăn đặc sản Bắc Hà như thắng
cố, xôi ngũ sắc, phở chua, mèn mén, rượu Bản Phố… những món ăn mộc mạc nhưng
mang đậm hương vị của vùng núi rừng Tây Bắc.

Sau
khi ghé thăm đền Trung Đô, bạn có thể khám phá thêm nhiều địa điểm thú vị ngay
tại Bắc Hà. Đầu tiên là Dinh Hoàng A Tưởng, công trình kiến trúc độc đáo kết hợp
phong cách Á – Âu, từng là căn biệt thự bề thế và quyền lực bậc nhất vùng Tây Bắc
một thời. Vào dịp cuối tuần, chợ phiên Bắc Hà là địa điểm không nên bỏ qua, đây
vừa là nơi trao đổi hàng hóa, vừa thể hiện bản sắc văn hóa và đời sống sinh hoạt
của người dân nơi đây. Bạn cũng có thể thăm Bản Phố - nơi nổi tiếng với loại rượu
Bản Phố của người Mông, hang Tiên, đền Bắc Hà…


Dinh thự Hoàng A Tưởng

































Ngoài
ra, bạn có thể khám phá các lễ hội vô cùng độc đáo và đặc sắc như lễ hội đua ngựa
Bắc Hà tổ chức vào khoảng tháng 5 – 6 hàng năm, lễ hội rước Đất, rước Nước của
người Tày (rằm tháng giêng), múa xòe Tả Chải, lễ hội Say sán…