20-09-2018 bởi My Nguyen

Du lịch tháng 11- lễ hội Thái Lan!

Lễ hội đêm trăng rằm..

Lễ
hội trăng rằm sắp đến, chắc hẳn với những tín đồ thích đi du lịch đó đây sẽ
không hỏi băn khoăn rằng năm nay sẽ thưởng thức không khí trăng rằm ở địa điểm
lý tưởng nào. Hôm nay, tôi xin giới thiệu cho các độc giả hai lễ hội lớn ở Thái
Lan mà khi bạn đặt chân tới, chắc chắn không thể nào quên được. Lễ hội Yee Peng
lễ hội Loi Krathong.

Từ
Việt để di chuyển sang Thái Lan, thưởng thức lễ hội với kì nghỉ phép 2,3 ngày
có lẽ là thích hợp hơn cả so với những chuyến du lịch dài ngày ở các nước khác
với số lượng ngày nghỉ phép hạn chế.

Lễ
hội Yee Peng và Loi Krathong được tổ chức hằng năm ở phía Bắc
Thái Lan. Nhưng có lẽ thành phố nổi tiếng nhất để thưởng thức trọn vẹn không khí
lễ hội là ở Chiang Mai.

Sự khác biệt giữa Lễ hội Yee Peng ( còn được gọi là Yi Peng) và lễ hội Loi
Krathong:


hai lễ hội được tổ chức gần như cùng một thời điểm: đêm trăng rằm tháng 12 theo
lịch Thái, khoảng tháng 11 dương lịch nên không ít khách du lịch nhầm lẫn hai lễ
hội là một. Vì vậy, tạm gác qua lịch sử ra đời, điểm khác biệt rõ rệt nhất ở
hai lễ hội sẽ được tôi tóm lược như sau:

.
Loi Krathong
là lễ hội quốc gia, được tổ chức để người dân bày tỏ lòng kính trọng
tới Đức Phật. 
 Đây là lễ hội lớn thứ hai trong năm của vương quốc Thái Lan ( lễ hội lớn nhất là Tết truyền thống Songleran). Lễ hội Loi Krathong là lễ hội thả đèn hoa đăng trên sông. Trong tiếng Thái, “Loi” có nghĩa là “trôi”, “ Krathong” nghĩa là chiếc bè được trang trí nổi trên nước. Vào ngày lễ này, mọi người sẽ tụ tập xung quanh hồ, sông và kênh
rạch để thả những chiếc đèn hoa đăn
g xuống nước với niềm tin rằng những xui xẻo,
phiền muộn sẽ cuốn trôi đi theo những chiếc hoa đăng ấy. Krathong (hoa đăng)
truyền thống là bè nổi trên nước có hình dáng hoa sen, được trang trí với những
lá chuối xếp đều, hoa và nhang, nến.
Trong thời gian diễn ra lễ hội, nhiều cửa hàng và quầy chợ sẽ
trưng bày hoa đăng làm sẵn, hay các bộ phận để bạn có thể thỏa sức sáng tạo
trong lắp ráp và trang trí.


        hoa đăng


              thả hoa đăng trên sông

 Các
hoạt động tại lễ hội: bắn pháo hoa, cuộc thi sắc đẹp, diễu hành có trống
chiêng, đua thuyền, đua thả đèn hoa đăng, cuộc thi kết và trang trí hoa đăng,
thưởng thức ẩm thực Thái và các tiết mục văn nghệ, âm nhạc truyền thống,…


.
Yee Peng là một lễ hội khác cũng tổ chức ở phía Bắc Thái Lan, dường như cùng thời
điểm với lễ hội Loi Krathong. Vào lễ hội này, mọi người sẽ viết lên những lời cầu
nguyện, thắp sáng đèn bằng những ngọn nến lung linh và thả bay lên bầu trời bằng
những chiếc đèn lồng lộng gió… Lễ hội kéo dài ba ngày. Hòa mình vào ngày lễ hội,
bạn sẽ không khỏi bàng hoàng đến ngẩn ngơ trước vẻ đẹp huyền ảo như lạc vào chốn
thần tiên, khi hàng ngàn chiếc đèn lồng chen chúc nhau bay lên cao, thắp sáng cả
một vùng trời, như tiếp thêm sự lung linh và vẻ đẹp cho chị trăng rằm đang ẩn
mình giữa màn đêm!  Lễ hội được tổ chức
mang ý nghĩa là bày tỏ lòng biết ơn, niềm thành kính với Đức Phật và cầu mong
những điều may mắn sẽ đến, những ước nguyện sẽ thành hiện thực.




                  đèn lồng thắp sáng một màn đêm

Địa
điểm lý tưởng để tham gia lễ hội Yee Peng:

.
Cầu Nawarat ngang qua sông Pig diễn lễ hội Yee Peng còn ở dưới sông Pig là lễ hội
Krathong. Bạn không tốn chi phí, giá một chiếc đèn lồng là khoảng 30-50 baht (
tương đương khoảng 20 đến 35k).

.
Lanna Dhutanka Temple – đại học Mae Jo: luôn thu hút số lượng lớn du khách vì
có thể chiêm ngưỡng được toàn diện vẻ đẹp của hàng ngàn đèn lồng bay trên không
trung,  giá vé rất cao (khoảng 100 đến
300 USD)

Một
vài lưu ý nhỏ khi tham dự lễ hội:

.
Đặt khách sạn trước vài ngày, vì vào thời điểm diễn ra lễ hội sẽ rất đông khách.

.
Ăn mặc trang nhã, lịch sự vì đây là các lễ hội quan trọng của xứ sở Chùa Vàng để
bày tỏ lòng biết ơn với Đức Phật.

































.
Tuân thủ các quy tắc về dụng cụ làm hoa đăng, lồng đèn. Tốt nhất, lồng đèn nên
mua ở nơi diễn ra lễ hội vì an toàn nhất, và hạn chế rủi rỏ về nến cháy.