03-05-2019 bởi Giang Giang

Núi Phai Vệ - Cột cờ xứ Lạng

Từ Hà Nội đến Đồng Đăng, trước khi qua con sông Kỳ Cùng để vào trung tâm thành Phố Lạng Sơn, hãy ngẩng mặt nhìn lên ngọn núi phía xa xa, trên đó có lá cờ đỏ sao vàng quay phấp phới, ngọn núi ấy chính là núi Phai Vệ.

1. Đường đến núi Phai Vệ

- Di chuyển bằng xe máy: bạn hãy đi qua cầu Chương Dương, đi dọc đường Nguyễn Văn Cừ, qua cầu chui Gia Lâm đến bùng binh QL5. Tiếp theo rẽ phải đi theo đường Nguyễn Văn Linh khoảng 9 km rồi rẽ trái để lên cầu Thanh Trì, sau đó nhập vào đường QL1 chay thẳng Lạng Sơn.

- Di chuyển bằng xe khách: bạn chỉ cần ra bến xe Mỹ Đình, Gia Lâm hoặc Lương Yên là có thể đón xe khách đi Lạng Sơn, giờ nào cũng có. Giá vé giao động từ 100,000 - 170,000 vnđ/vé  tùy từng nhà xe.

- Di chuyển bằng tàu hỏa: bạn đi tuyến ĐĐ3 hoặc HDR1 sẽ đến được Lạng Sơn. Giá vé khoảng 80,000 - 115,000 vnđ/vé tùy từng loại tàu và ghế bạn chọn.


2. Núi Phai Vệ - “hòn non bộ khổng lồ” giữa lòng
thành phố

Núi Phai Vệ thuộc
địa phận phường Vĩnh Trại, ở phía đông thành phố Lạng Sơn. Ngọn núi này có 4
tuyến đường lên xuống với 535 bậc đá.
Những bậc cầu thang đá dài
uốn lượn theo thân núi khiến nơi đây được mệnh danh là “Vạn lý trường thành thu
nhỏ của Việt Nam”.

Núi Phai Vệ - “Vạn lý trường thành thu nhỏ của Việt Nam”


Toàn bộ thân đài cột cờ 80 m này được làm kết
cầu bằng bê tông, ốp đá, lan can được đắp mỹ nghệ giả thân cây tre. Trên ngọn cột
cờ là lá cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió. Đó là niềm tự tôn dân tộc, sự khẳng
định chủ quyền đối với mảnh đất quê hương, cũng là niềm tự hào của người dân xứ
Lạng anh hùng.


Nếu 1 lần đến Lạng Sơn, bạn nhất định phải đến
núi Phai Vệ, cùng người thân, bạn bè đi bộ đủ 535 bậc đá lên đỉnh núi, phóng tầm
mắt nhìn xuống bên dưới. Bạn sẽ thấy toàn cảnh Lạng Sơn yên bình và đơn sơ như
chính tính cách chân chất, bình dị của người dân nơi biên giới.


 Khung cảnh Lạng Sơn nhìn từ trên núi Phai Vệ


Đứng trên đỉnh núi cao cao ấy, bạn cũng đừng
quên hít hà mùi vị không khí thoáng đãng, trong lành đúng chất thiên nhiên – thứ
mùi vị mà bạn chẳng thế tìm thấy nơi phố xá xô bồ. Cũng đừng quên chụp lại vài
kiểu ảnh kỉ niệm cho chuyến đi ý nghĩa này bạn nhé!


Chụp ảnh núi Phai Vệ làm kỉ niệm

 

3. Ngắm cảnh núi Phai Vệ lộng lẫy về đêm


Cảnh núi Phai Vệ lộng lẫy về đêm

 

Núi Phai Vệ
ban ngày hiên ngang sừng sững thì núi Phai Vệ về đêm lại lung linh huyền ảo bởi
ánh sáng đèn được thắp lên trong đêm tối. Gần 1000 bóng đèn led được gắn lên
toàn di tích cột cờ núi Phai Vệ. Dưới các bậc thang, trong hang đá và xung
quanh núi, đâu đâu cũng sáng lên ánh đèn.

Nếu bạn ngày đứng trên đỉnh núi nhìn
xuống dưới thì đêm đến, bạn hãy đứng dưới chân núi nhìn lên, nhìn cả ngon núi
Phai Vệ như bức tranh 3D ảo mộng, tận hưởng làn gió hơi se lạnh của đêm tối.


4. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Lạng Sơn

Lạng Sơn được thiên nhiên ưu ái, mỗi mùa lại có những vẻ đẹp và nét hấp dẫn rất riêng. Vì thế, du lịch Lạng Sơn, bạn có thể chọn bất cứ thời điểm nào. Nhưng nếu muốn tìm hiểu nét đặc sắc trong văn hóa của các dân tộc ở Lạng Sơn, hãy đến đây vào tháng giêng - thời điểm có lễ hội chùa Tam Thanh, lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa,...


- Lễ hội chùa Tam Thanh: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa, có làng Tô Thị, có chùa Tam Thanh. Chùa Tam Thanh là ngôi chùa nổi tiếng xứ Lạng. Lễ hội chùa Tam Thanh được tổ chức vào 15 tháng giêng hàng năm, không chỉ có dâng hương, lễ bái, còn có múa sư tử, đấu võ, ném còn, đấu cờ người, quan họ,... Không khí lễ hội vô cùng náo nhiệt.


Lễ hội chùa Tam Thanh


- Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa: Lễ hội được tổ chức tại đền Tả Phủ, Kỳ Lừa vào 22 - 27 tháng giêng hàng năm. Điểm đặc biệt của lễ hội nằm ở nghi thức tranh đầu pháo vào ngày cuối cùng diễn ra lễ hội.

Với quan niệm rằng người may mắn tranh được đầu pháo sẽ có được sức khỏe, gia đình hạnh phúc, an khang thịnh vượng, may mắn cả năm, vì thế nghi thức tranh đầu pháo thu hút rất nhiều người tham gia.


Lễ hội đầu pháo Kỳ Lừa


5. Món ngon Lạng Sơn không thể bỏ qua

Ngắm cảnh đẹp
không thể ngắm với chiếc bụng rỗng, Lạng Sơn trời phú, phong cảnh hữu tình,
đương nhiên thực vật, động vật cũng vô cùng trù phú, làm sao có thể bỏ qua mỹ vị
xứ Lạng phải không?


- Phở vịt quay: nếu như vịt quay là món ăn nổi tiếng Lạng Sơn thì hiển nhiên phở vịt quay là món ngon không thể không nếm thử.

Vịt quay Lạng Sơn với da đỏ au, thơm mềm, bóng bẩy, được ngâm trong nước phở ngọt nóng hổi, rắc thêm một chút hành lá xanh, bát phở vịt quay trở nên vô cùng bắt mắt.


Phở vịt quay


- Bánh áp chao: là món ăn xuất xứ từ Trung Quốc du nhập vào
Việt Nam, rất hợp với khẩu vị của người Việt, trở thành một món ăn ngon không thể bỏ qua của xứ
Lạng. 
Áp chao làm từ thịt vịt thôi nhưng được chế biến
khá độc đáo. Cùng là thịt vịt nhưng chia làm hai loại bày trên hai đĩa. Một đĩa
là thịt vịt chao dầu đã được tẩm ướp húng lìu, hai là thịt vịt bọc bột nếp
chiên vàng. Nhìn đĩa thịt vịt nâu vàng suộm bên cạnh đĩa rau sống xanh mơn mởn,
chưa ăn mà đã thấy ngon miệng rồi.


Bánh áp chao


- Đào Mẫu Sơn: loại đào được đồng bào dân tộc Dao trồng dưới các khe sâu của vùng núi Mẫu Sơn. Có lẽ được núi Mẫu Sơn bồi đắp nên đào nơi đây quả to, mập mạp, vừa giòn tan trong miệng, lại ngọt thanh, ăn hoài không chán. Chẳng thế mà đào Mẫu Sơn trở thành niềm tự hào của người dân xứ Đồng Đăng.


Đào Mẫu Sơn


Núi Phai Vệ là chỉ là một trong những điểm đến du lịch hấp dẫn ở Lạng Sơn. Ngoài núi Phải Vệ còn có đỉnh Mẫu Sơn, động Tam Thanh, ải Chi Lăng, chợ Đông Kinh,... mỗi nơi đều mang một vẻ đẹp rất riêng.


Hi vọng bài viết này đã cho bạn thêm một vài thông tin bổ ích để lựa chọn điểm đến cho chuyến du lịch sắp tới của mình!