10-03-2019 bởi Hoàng Yếnn

Rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp- Nơi ghi dấu một thời oanh liệt

Rừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vốn là rừng bản Nhọt – nơi rừng thiêng được người dân Phù Yên thờ cúng và bảo vệ. Sau chiến thắng của quân đội nước ta khu rừng này được đổi tên như hiện tại nhằm tưởng nhớ công lao của đại tướng và được công nhận là di tích

1. Vị trí của khu rừng

Để tìm được đường đến khu rừng sau khi rời quốc lộ thì các bạn cần men theo đường mòn dốc đá, tìm đến ngôi nhà gỗ của người giữ rừng để đến thăm và tìm hiểu về khu di tích. Bởi vì qua thời gian khu rừng thiêng này có rất ít người qua lại chỉ còn có ông cụ luôn gắn bó và trông nom khu rừng.

Ban đầu tên là rừng bản Nhọt nhưng vì kính trọng và biết ơn công lao của Đại tướng khi giành chiến thắng trận đánh Điện Biên Phủ 1954 nên khu rừng này đã được đổi tên.


Vị trí và chỉ dẫn đến khu rừng Đại Tướng

Con đường mòn chỉ rộng 1-2m, chỉ có thể đi bộ giờ không ai đi đã mọc rêu xanh, đường đi đến khu rừng vẫn còn có nhiều khó khăn. Du khách muốn muốn vào tận trong rừng cần lội qua con suối Bùa, đến đỉnh núi Dưn, tiến vào khu rừng. Từ đây có thể nhìn thấy được sự hùng vĩ của thiên nhiên núi rừng Tây Bắc, những hố đất sâu dọc sườn núi, tảng đá lớn, khe vách dựng và rất nhiều gốc cây cổ thụ. Xưa kia là rất nhiều tầng hầm và hang động cư trú của bộ đội.

2. Giá trị lịch sử và du lịch

Rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp rừng vốn là một chốn rừng thiêng, là nơi cấm đối với người Mường và các dân tộc khác, vì có thần rừng, thần núi giúp bảo hộ cuộc sống đồng bào nên thường có rất ít người qua lại.

Chỉ đến ngày 14/7 âm lịch hàng năm là tết Xíp Xí, đồng bào Mường mới vào rừng, mổ lợn, gà, trâu hiến tế thần rừng, thần núi nhằm cầu mong cho mùa màng tốt tươi, chăn nuôi thuận lợi. Người dân sẽ cùng nhau cúng bái và ăn uống trong rừng, đồ cúng không hết thì cũng bỏ lại. Sau cái thời khắc đấy thì khu rừng lại trở về vẻ huyền bí vốn có của nó.


Lối mòn trong khu di tích rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp

Khu rừng cấm vốn đã linh thiêng và luôn được mọi người tưởng nhớ thì sau sự ra đi của Đại Tướng càng trở nên linh thiêng, tiêu điều. Cảnh vật cũng như cảm nhận được nỗi buồn mà tiếc thương một vị tướng tài của dân tộc. Sau sự kiện ấy ngày có càng nhiều người trở về với khu di tích chỉ là để thắp một nén hương bày tỏ sự tiếc thương của mình.

Dù không phải đền thờ, cũng không phải lăng mộ nhưng khu rừng cũng nhận được sự kính trọng và tôn thờ rất nhiều của người dân địa phương và du khách. Đối với nhiều người, khi đến thắp hương tưởng nhớ Đại Tướng sẽ dành thời gian đi vào sâu trong rừng với một lòng biết ơn vô hạn. Như vậy thì khu rừng này có khác gì một khu “đền xanh” mà người dân nơi đây dành riêng cho Đại tướng và các chiến sĩ Điện Biên.

Du khách có dịp đến thăm khu rừng sẽ được nhìn thấy cảnh tượng những cây pơ mu cao chót vót, thẳng đứng lẫn mình trong làn sương mờ ảo. Điều này tạo nên một khung cảnh tuyệt đẹp, vào giữa trưa ở một góc cảnh nào đó, xuyên qua hàng cây là những tia nắng vàng lung linh đẹp mắt. 


Những cây đại thụ lâu năm trong rừng Đại Tướng

3. Tận hưởng giá trị cuộc sống tại rừng Đại tướng

Diện tích ngôi rừng lên đến 200 ha, có hai dãy núi bao bọc quanh, cây cối tươi tốt quanh năm mây phủ. Bên cạnh những loại cây nhỏ, gỗ tạp và dây leo thì khu rừng vẫn còn những cây chò đại thụ cả trăm tuổi và rất nhiều loại cây khác như lát, dổi, sâng, sấu và gỗ pơ mu.

Khu rừng già có vai trò trấn giữ cho vùng núi Tây Bắc, giúp chống lại các nạn xói mòn và bão lũ liên miên. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây có hàng loạt những cây gỗ lâu năm bị đổ và đốn hạ. Do đó, chính quyền địa phương cần phải có biện pháp tốt để bảo vệ khu rừng Đại Tướng Võ Nguyên Giáp qua thời gian.

Khu rừng cả trăm tuổi đang là một điểm thu hút du khách rất nhiều hiện nay bởi giá trị lịch sử và du lịch. Tuy nhiên cần lưu giữ và bảo tồn để thu hút thêm nhiều du khách mà không làm mất đi giá trị ban đầu của khu rừng.