27-02-2019 bởi Nguyễn Thu Hằng

Vãn cảnh Chùa Dâu- Bắc Ninh

Cách Hà Nội khoảng 30km, du khách có thể đến vãn cảnh chùa Dâu - Bắc Ninh, nằm trên đất Phật tổ. Nơi đây không chỉ mang trong mình những ý nghĩa lịch sử, kiến trúc, điêu khắc mà còn là trung tâm Phật giáo cổ xưa nhất tại Việt Nam.

CHÙA DÂU- BẮC NINH

1.Địa điểm

Chùa Dâu ở đâu?

Cách Hà Nội khoảng 30 km, xuôi quốc lộ 5, tới Phú Thị, rồi đi theo quốc
lộ 182 chừng 12 km là về tời chùa Dâu, Chùa Dâu còn có tên là Pháp Vân, Cổ
Châu, Diên Ứng tọa lạc trên một khu đất cao tại xã Thanh Khương, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa cổ nhất Việt Nam được khời dựng năm 187 và hoàn
thành năm 226 ở vùng Dâu, thành Luy Lâu, đến nay ngôi chùa đã gần 2000 tuổi.
Chùa Dâu Bắc Ninh là nơi khởi nguồn tín ngưỡng thờ Tứ pháp ( bốn vị nữ thần
Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện tương ứng với các hiện tượng mây, gió, sấm,
chớp), đây là sự kết hợp hài hòa giữa tín ngưỡng dân gian với Phật giáo Ấn Độ...


Chùa Dâu- Bắc Ninh

 2. Kiến
trúc chùa Dâu

Ngôi chùa cổ kính từ đường vào đến khuôn viên, cũng là một trong những
ngôi chùa linh thiêng hàng đầu VN. Nơi đây có những câu truyện rất thụ vị liên
quan đến những công trình như bảo tháp, tượng dê,....Bên ngoài cửa chùa là
khung cảnh điển hình chùa Việt, những gánh hàng dong kẹo kéo, bánh đa, khiến du
khách muốn ghé thăm lại lần nữa.

Bốn dãy nhà thiết kế theo dạng hình chữ nhật bao quanh ba ngôi nhà
chính: tiền đường, thiêu hương và thượng điện. Tiền đường của chùa Dâu đặt tượng
Hộ pháp, tám vị Kim Cương,Gian thiêu hương đặt tượng Cửu Long, hai bên có tượng
các vị Diêm Vương, Tam châu Thái tử, Mạc Đĩnh Chi. Thượng điện để tượng Bà Dâu
(Pháp Vân), Bà Đậu (Pháp Vũ), và các hầu cận. Các pho tượng Bồ tát, Tam thế, Đức
ông, Thánh tăng được đặt ở phần hậu điện. Và còn có nhiều pho tượng khác như tượng
tổ sư Tỳ- ni-đa-lưu- chi, 18 vị La Hán… Đây chính là nét độc đáo hiếm thấy ở
các chùa cổ Việt Nam.

Du khách sẽ vô cùng ấn tượng với hệ thống tượng phật đa dạng, phong phú
nơi đây..Khác với các tượng phật vô thường, không quan tâm thế sự ở các nơi
khác, tượng phật chùa dâu gần gũi và có nét đời thường hơn.  Những bức tượng với nét suy tư như đang lắng nghe,
lại có những bức tượng như đang mỉm cười đầy hiền hòa. Du khách có thể nghiên cứu
từng bức tượng với cách đứng, nét mặt, ánh mắt, khóe miệng như đang nhập thể.



Tượng thờ Thập bát La Hán
- 18 đệ
tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Điểm ấn tượng nhất ở chùa Dâu với du khách có lẽ
chính là tháp Hòa Phong cao 17m nằm giữa sân chùa. Tháp Hòa Phong được xây bằng
loại gạch cỡ lớn ngày xưa và nung thủ công tới độ có màu sẫm già của vại sành. Năm
1313, dưới triều của vua Trần Anh Tông, trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi đã tu bổ chùa
và cho xây dựng ngôi tháp 9 tầng  nhưng nay
chỉ còn ba tầng dưới, với chiều cao khoảng 17 m nhưng vẫn đầy uy nghi, vững
chãi.. Bảng đá có khắc chữ “ Hòa Phong tháp” được gắn ở mặt trước tầng hai.
Chân tháp hịnh vuông với chiều dài mỗi cạnh là 7cm. Tầng dưới có 4 cửa vòm.
Trong tháp, treo một quả chuông đồng được đúc năm 1793 với một chiếc khánh đúc
năm 1817.Bốn tượng Thiên Vương cao 1,6 m được đặt ở bốn góc. Ở phía trước tháp,
bên phải có tấm bia vuông dựng năm 1738, bên trái có tượng một con cừu đá dài
1,33 m, cao 0,8m. Đây là những bức tượng cuối cùng còn sót lại từ thời nhà Hán.



Tháp Hòa Phong


Khoảng sân chùa nhìn ra tháp Hòa Phong

3.Lễ hội


Hội
Dâu mở trong ba ngày 7-8-9 tháng tư âm lịch.

Các làng tổ chức rước các tượng Pháp Vân ,Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện từ
các chùa của làng mình về chùa Dâu. Trong đám rước gồm ngựa thờ, cống bát quái,
cờ lọng… Trong lễ hội còn có rất nhiều các trò chơi dân gian như là thi cướp nước,
múa trống, múa gậy, múa sư tử. Đi theo các pho tượng rước còn có them các tán,
long, tù và, trống chiêng… tất cả đã tạo nên cho ngày hội  Dâu thêm đông vui, náo nhiệt, thu hút khách thập
phương.

Ý nghĩa của hội Dâu là cầu cho mưa thuận gió hòa, đó là ước muốn từ ngàn
đời của nông dân. Những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống phản ánh đời sống
tín ngưỡng đa dạng, phong phú vẫn còn được lưu giữ cho đến ngày nay.









































Ở chùa Dâu còn lưu giữ hơn 100 bức tượng thờ các loại. Đó được xem là mẫu
mực của nghệ thuật điêu khắc cổ ở Việt Nam. Chùa Dâu chính là niêm tự hào của xứ
Kinh Bắc. Chùa Dâu là nơi người Kinh Băc cũng như du khách thập phương đổ về
thăm thú và sinh hoạt tâm linh,được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử ngày
28/4/1962. Vào năm 2013 , chùa Dâu vinh dự được công nhận là di tích quốc gia đặc
biệt. Đây là một ngôi chùa cổ, yên tĩnh, thích hợp là nơi vãn cảnh cho những
người muốn tìm chốn nghỉ ngơi, thư giãn sau những bộn bề của cuộc sống